Tại sao tin bịa đặt không là điều đáng lo ngại

© Ảnh : pixabayFake news
Fake news - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhà nghiên cứu tâm lý học xuất sắc người Mỹ Robert Epstein tuyên bố rằng nỗ lực của các nhà khổng lồ Internet như Google, Facebook và các công ty khác nhằm ngăn chặn phổ biến tin bịa đặt có tiềm năng nguy hiểm hơn chính những thông tin như vậy.

Nên có thái độ ra sao với những nỗ lực tiếp theo của Google và Facebook cài đặt các thuật toán đặc biệt để bảo vệ công chúng trước tin tức giả mạo? Theo ý kiến của Robert Epstein được ông trình bày trong bài báo trên trang điện tử Sputnik, không nên tiếp nhận thông tin này một cách quá xúc động hay hoang mang.

"Chúng ta không nên quá xúc động tiếp nhận thông tin này vì tin tức giả mạo thực chất không phải là vấn đề, dù nhiều người coi nó như vấn đề," — ông Robert Epstein nhận xét.

Mặc dù các tin giả phổ biến với tốc độ đáng kinh ngạc trên Internet trong suốt chiến dịch tranh cử vào cuối tháng 11 năm ngoái làm bà Hillary Clinton mất không ít cử tri, nhưng không nên coi chúng là một vấn đề nghiêm trọng vì hai lý do:

Tin bịa đặt — những tấm biển quảng cáo

Google headquarters in Mountain View, Calif. 2013 - Sputnik Việt Nam
Có thể bạn đã tìm kiếm sự thật: Google áp dụng hệ thống kiểm soát thông tin toàn cầu

"Thứ nhất, có thể phòng ngừa tin bịa đặt. Chúng như băng rôn quảng cáo hoặc clip quảng cáo truyền hình thường dựa vào những tuyên bố sai sự thật. Đáp lại mỗi tin giả mà ai đó đưa về tôi, tôi có thể đăng bài chứa thông tin chính xác và cố gắng chỉnh sửa những gì được viết trước đây, thậm chí công bố những câu chuyện chân thực để kể lại trong bài báo về các tin bịa đặt. Có vẻ như bạn đã được nghe về điều này ở đâu đó? Phổ biến thông tin tiêu cực là một phần không thể thiếu trong đời sống chính trị, và sẽ tiếp tục như vậy. Không thuật toán nào có thể ngăn chặn sự phổ biến chúng," — ông Robert Epstein khẳng định.

© Ảnh : GoogleGoogle Fact Check
Google Fact Check - Sputnik Việt Nam
Google Fact Check

Tốc độ lan truyền thông tin không là vấn đề. Chúng ta đã nhầm khi cho rằng, tốc độ phổ biến thông tin là hiện tượng mới xuất hiện trong những năm gần đây do Internet. Nhưng chúng ta chớ quên tin thị trường chứng khoán Phố Wall sụp đổ đã lan nhanh như thế nào khắp thế giới năm 1929, hay vụ ám sát Tổng thống Mỹ John Kennedy năm 1963. Người ta luôn tò mò với các tin đồn, hiện tượng này có từ lâu trước khi mạng xã hội ra đời trên Internet.

Có thể nhận ra tin bịa đặt

Thứ hai, tin bịa đặt là những nguồn ảnh hưởng rất hiển nhiên. Khi người dùng đọc được trên Facebook hoặc công cụ tìm kiếm Google tin bà Hillary Clinton là người ngoài hành tinh từ sao Hỏa, bạn sẽ lập tức nhận ra có ai đó tìm cách gây áp lực với bạn. Bạn sẽ thấy nhận ra ngay câu chuyện trước mặt giống như bạn đang cầm trong tay tờ báo và bắt gặp cột quảng cáo hay thấy video quảng cáo thương mại trên TV. Các nguồn thông tin nổi tác động có dự đoán đến người xem hoặc người đọc. Con người chú ý đến những thông tin khẳng định ý kiến hay niềm tin của họ, bỏ qua hoặc từ chối các tin tức khác. Nhưng loại hình tác động mới mà mọi người không thấy ngay sẽ nguy hiểm lớn hơn nhiều. Theo ông Robert Epstein, có thể xếp vào loại này Hiệu ứng mánh khóe của hệ thống tìm kiếm (SEME) và Hiệu ứng các gợi ý tìm kiếm (SSE) mà hầu hết mọi người không dễ nhìn thấy. Quả thực, đây là những thể loại tác động chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.

Tin tức giả mạo gây phiền toái. Ít nhiều, chúng gây hại cho hàng trăm, hàng trăm ngàn hay hàng triệu người trên thế giới. Nhưng chúng ta thử cùng nhìn vào vấn đề từ ngoài vào. Rất có khả năng các kết quả tìm kiếm bị bóp méo và các gợi ý tìm kiếm đang tác động đến hàng tỷ người mỗi ngày mà họ không hay biết. Nếu nhìn vào vấn đề từ góc độ này, chúng ta thấy dường như các tin tức bịa đặt không còn nghiêm trọng quá mức, mặt khác tác động của chúng chỉ là tầm thường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала