Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Tổng thống Duterte ra lệnh hành động nhanh để chiếm lấy 10 đảo ở Biển Đông

© REUTERS / Lean Daval JrTổng thống Rodrigo Duterte
Tổng thống Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Philippines lại tuyên bố về ý định của Manila chiếm lấy một số đảo ở vùng Biển Đông. Vào đầu tháng 4 ông đã nói về điều đó, thậm chí tuyên bố rằng, ông đang lên kế hoạch tới một đảo thuộc quần đảo Trường Sa để giương cờ Philippines.

Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Ông Duterte lại đòi chiếm đảo ở Biển Đông
Lời tuyên bố đó đã có nghĩa là ông Duterte thách thức Trung Quốc, nước có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Tất nhiên, Bắc Kinh ngay lập tức bày tỏ "sự lo ngại". Sau khi nhận thức được tính nghiêm trọng của "sự lo ngại", Rodrigo Duterte huỷ chuyến thăm đảo và tuyên bố rằng "Trung Quốc là bạn của Philippines, và Manila không có ý định tuyên chiến với Trung Quốc."

Tuy nhiên, khi phát biểu tại Qatar vào ngày 15 tháng 4, Tổng thống Philippines cho biết rằng, ông đã ra lệnh cho quân đội nên hành động nhanh chóng để chiếm đóng 10 đảo không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa, mà Manila gọi là quần đảo Kalayaan.

Ông nói: "Những hòn đảo này là tài sản của Philippines. Mọi người đang cố gắng nắm giữ mỗi tấc đất trên Biển Đông vì vậy nếu không hành động nhanh chóng thì cuối cùng chúng tôi sẽ chẳng có gì".

Thông tin về cuộc tập trận chung với Mỹ mang tên Balikatan (Vai kề vai) vào tháng tới, cuộc diễn tập chung đầu tiên sau khi Tổng thống Duterte lên nắm chính quyền, không tình cờ trùng hợp với tuyên bố này. Xin nhắc lại rằng, vào cuối năm ngoái, ông đã tuyên bố về việc chấm dứt các cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ, chấm dứt sự hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự với Hoa Kỳ.

máy bay Mỹ Phantom II - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ đã từng “làm mưa làm gió” như thế nào trên Biển Đông
Theo ý kiến của giáo sư Dmitry Mosyakov, phó Giám đốc Viện nghiên cứu phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ Tổng thống, ông Rodrigo Duterte cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi: phải đặt cược vào Trung Quốc hay Hoa Kỳ? Nước nào có nhiều cơ hội thống trị trong tương lai? Ở giai đoạn đầu tiên, ông đã nghiêng về phía Trung Quốc, hy vọng vào khối lượng đầu tư to lớn và sự hợp tác chặt chẽ hơn. Trung Quốc đã đáp ứng được một phần nào kỳ  vọng đó, ví dụ, đã cho phép ngư dân Philippines quay lại đánh cá trên rạn san hô Scarborough, mà Manila tuyên bố chủ quyền với các đảo này.

"Nhưng, mọi thứ đã thay đổi đột ngột, — chuyên gia Dmitry Mosyakov nói.- Mỹ đã tấn công sân bay ở Syria, Mỹ dùng siêu bom ở Afghanistan, Mỹ điều 3 tàu sân bay tới bán đảo Triều Tiên. Các sự kiện đó cho thấy rằng, chính sách của Mỹ đang thay đổi nhanh chóng, rằng Washington sẵn sàng vào bất cứ lúc nào điều động lực lượng lớn để can thiệp vào tình huống này hay tình huống khác. Và Tổng thống Duterte thực hiện một bước ngoặt mới, sự hợp tác với Hoa Kỳ lại được đưa lên hàng đầu. Việc tìm kiếm sự cân bằng trong nhất thời đã trở thành thương hiệu chính sách đối ngoại của Manila".

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Philippines chống ngư dân Việt Nam - một phần trò chơi của Trung Quốc ở Đông Nam Á
Dù có một cá tính lập dị, Tổng thống Duterte vẫn là một người có đầu óc thực tế, đánh giá đúng đắn về những tình huống thuận lợi nhất cho đất nước ông, và xây dựng chính sách đối ngoại trên cơ sở những thay đổi đang diễn ra trong cuộc đối đầu toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Giáo sư Mosyakov nhận xét, Mỹ đang phô trương sức mạnh, và Duterte nghiêng về phía Hoa Kỳ. Nếu ngày mai Duterte sẽ thấy sức mạnh và quyết tâm của Trung Quốc thì ông ta sẽ tái định hướng. Tìm kiếm sự cân bằng là cơ sở chính sách đối ngoại của Tổng thống Philippines.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала