Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Biển Đông: Hôm qua nói về hòa bình, hôm nay đưa tên lửa

© REUTERS / POOLBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chỉ mới gần đây, tại Bắc Kinh, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí tăng cường tin cậy lẫn nhau, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực an ninh ở Biển Đông và giải quyết mọi vấn đề thông qua các kênh ngoại giao, cũng như tập trung nỗ lực để sớm ký kết Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đã đặt bệ phóng tên lửa ở Biển Đông để đối phó với tàu ngầm Việt Nam
Nhưng, hôm qua hãng Reuters đã trích dẫn lại thông tin từ ấn phẩm quốc phòng của Trung Quốc cho biết rằng, Trung Quốc đã triển khai trên một hòn đảo ở Trường Sa hệ thống phóng rocket chống người nhái CS/AR-1 55mm (do tập đoàn Norinco chế tạo)có khả năng phát hiện, nhận dạng và tấn công lực lượng người nhái của đối phương. Tờ báo đưa tin rằng, hệ thống này là một động thái đáp trả hành động của Việt Nam năm 2014, khi người nhái Việt Nam giăng một số lượng lớn lưới đánh bắt cá ở Hoàng Sa.

"Đang gia tăng các hành vi quân sự hoá mạnh mẽ tại Biển Đông, — nhà khoa học chính trị Vladimir Kolotov, Trưởng khoa sử Viễn Đông, Đại học quốc gia St. Petersburg, Nga, cho biết. — Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo, củng cố cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo và bố trí tại đó các hệ thống tên lửa. Việt Nam xây dựng các khu neo đậu và bố trí các hệ thống tên lửa SPYDER và EXTRA của Israel. Các nước Đông Nam Á khác cũng mua sắm các loại vũ khí hiện đại. Đây là một xu hướng rất nguy hiểm có thể dẫn đến nguy cơ xung đột vũ trang.

Trung Quốc - Philippines - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc và Philippines: Phân chia Biển Đông giữa hai nước?
Hiện nay hai cường quốc kinh tế lớn nhất — Hoa Kỳ và Trung Quốc — đang phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới, và cả hai nước đều sử dụng một công nghệ để đạt được mục đích này — đó là các cuộc đàm phán song phương. Đàm phán song phương là phương tiện cơ bản để dễ dàng gây sức ép, gây áp lực kinh tế và quân sự lên nước khác. Các nước nhỏ trong khu vực buộc phải phản ứng với những chính sách bành trướng của các quốc gia lớn. Qua kinh nghiệm nghiên cứu lịch sử có thể rút ra kết luận rằng, nước nào không thể bảo vệ mình cuối cùng sẽ bị  phá hủy. Vì thế các quốc gia chi nhiều tiền từ ngân sách không lớn của mình để xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự, để mua sắm các hệ thống vũ khí. CHDCND Triều Tiên, nơi đa số người dân sống trong cảnh nghèo nàn, phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chế tạo và thử nghiệm vũ khí hạt nhân để không bị "giết sạch, quét sạch" như đã từng xảy ra ở Nam Tư, Iraq và Libya".

Tình hình ngày càng trở nên phức tạp, chuyên gia Kolotov nói tiếp. Vâng, Trung Quốc đang tiến hành cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Nhưng, không ai có thể ép buộc Bắc Kinh phải thực hiện những cam kết không có lợi cho Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng vậy. Trên lời nói Washington rất quan tâm đến việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo vệ tự do hàng hải, vv. Nhưng, Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982, văn kiện đã được phê chuẩn bởi gần 160 quốc gia và EU. Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự, xây dựng các hàng không mẫu hạm, cố gắng thay đổi tình hình và giải quyết cuộc xung đột Biển Đông theo hướng có lợi cho họ. Các nước nhỏ cũng muốn bảo vệ quyền lợi của mình, dư luận xã hội và tầng lớp thượng lưu sẽ không cho phép họ rút ​​lui. Đây là nguồn gốc của mọi sự bất hòa trong tương lai. Các chính trị gia trong khu vực nên có thái độ trầm tĩnh sáng suốt để giải quyết vấn đề ngày hôm nay, không để lại nó cho các thế hệ mai sau.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Mỹ kêu gọi Việt Nam rút tên lửa ra khỏi quần đảo Trường Sa

Khu vực Đông Nam Á gây ấn tượng mạnh về tăng trưởng kinh tế, và kết quả này đã đạt được nhờ vào tình hình hòa bình trong mấy thập kỷ qua. Nếu không tìm được những giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nếu tiếp tục quân sự hóa khu vực, thì tình hình có thể dẫn đến nguy cơ xung đột vũ trang và những thành công của mấy thập kỷ gần đây sẽ bị xóa nhòa. Còn các cường quốc ngoài khu vực sẽ cố gắng sử dụng cuộc xung đột nội bộ này để làm suy yếu đối thủ tiềm năng. Trong cuộc đối đầu này, các nước nhỏ sẽ chỉ là " bia đỡ đạn", nhà phân tích chính trị Vladimir Kolotov nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала