Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Chuyên gia Nga: Việt Nam không bao giờ quên Mỹ trong liên quan với tình hình Biển Đông

© Fotolia / Hanoi PhotographyHà Nội
Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thứ Tư tuần này, Donald Trump sẽ hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

 Thủ tướng Việt Nam sẽ là nhà lãnh đạo đầu tiên của Đông Nam Á được đón tiếp tại Nhà Trắng sau khi chính quyền mới bắt đầu công việc. Mối quan hệ của Mỹ với Việt Nam sẽ phát triển ra sao?— câu hỏi này sẽ được chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov trả lời trong bài bình luận  dành riêng cho Sputnik.

Kể từ khi Donald Trump thắng cử, các nước Đông Nam Á vẫn chưa hiểu những nét phác thảo chính sách của Tổng thống Mỹ trong khu vực sẽ như thế nào. Khi kết hợp với việc hòa giải Trung-Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Trung Quốc phát hiện ra rằng: việc thúc đẩy lợi ích của mình ở Biển Đông là hầu như không còn rào cản. Ở vị thế một đối một với Trung Quốc, giới lãnh đạo của Việt Nam  bằng những động thái quen thuộc đã tăng cường đường hướng hợp tác với Bắc Kinh và giảm tốc đường đua đối kháng — sống trong cái bóng của gã khổng lồ  là không có lựa chọn nào khác ngoài việc thường xuyên  hành động khéo léo thận trọng tránh mọi rắc rối có thể.

Trong những tháng gần đây,một số nhà lãnh đạo Việt Nam thường sang Trung Quốc và phát biểu khá tích cực về triển vọng giải quyết vấn đề Biển Đông. Chuyến thăm chính mới  gần đây là chuyến tham dự  Diễn đàn Hợp tác quốc tế " Một vành đai, một con đường" của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang; đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với chính bản thân Chủ tịch Tập Cận Bình. Hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong hướng Mỹ  yên ắng hơn nhiều, tuy nhiên cũng không kém phần năng động và hình như không kém hiệu quả.

Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Mỹ bắt đầu hướng về Việt Nam?

Đỉnh điểm của việc xích lại gần nhau giữa hai nước Mỹ-Việt đã đạt được trong tháng Năm năm ngoái, khi Tổng thống Barack Obama đến thăm Việt Nam. Trong thực tế, việc cuốn hút Việt Nam tham gia "cộng đồng an ninh"  Mỹ  ở châu Á — là dự án trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của Barack Obama. Lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đã được dỡ bỏ, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và việc phê chuẩn thỏa thuận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương(TPP) hứa hẹn chính bản thân nền kinh tế Việt Nam có lợi thế lớn nhất.

 Việc Donald Trump lên nắm quyền Tổng thống đã đặt dự án TPP vào điểm tạm dừng, điều đó không thể không gây ra đảo lộn cho phía Việt Nam, mặc dù Thủ tướng gần như ngay lập tức tuyên bố rằng  sẽ tìm kiếm khả năng để ký một thỏa thuận tương tự trong hình thức song phương. Tuy nhiên, tại Hà Nội, không một ai có thái độ chán nản — các nhà lãnh đạo Việt Nam và Mỹ đã trao đổi bằng điện đàm và thư tín, trong đó  hai bên đảm bảo với nhau rằng tất cả mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Gần đây nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến thăm Mỹ (ông đã từng học ở Mỹ), và bây giờ,  Washington đang chờ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thậm chí đã xảy ra một việc khá kỳ lạ. Phu nhân của Donald Trump đã công bố trao giải thưởng Women of Courage cho nữ blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam đang bị bắt  giữ (Giải thưởng dành cho Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm).Tiếp theo đó là một tuyên bố mạnh mẽ của đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình chỉ trích quyết định của Mỹ. Sau đó, ông Lê Hải Bình gần như ngay lập tức rời khỏi  vị trí  Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam để đảm nhận chức vụ Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao. Từ đó tới nay vẫn không thể nói  rằng: liệu sự thay đổi công tác có liên quan đến việc ông chỉ trích một nhân vật quan trọng trong giới thân cận với Tổng thống Trump hay không.

Mặc dù có phải vậy hay không, những tin tức tốt đẹp cho mối quan hệ Việt-Mỹ  vẫn tiếp tục nối nhau liên tiếp. Trump  sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC, do Việt Nam sẽ tổ chức năm nay. Mới đây, 6 tàu tuần tra đã được chuyển giao cho phía Việt Nam — là giao dịch lớn đầu tiên trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng mới ra đời giữa hai nước. Và, cuối cùng, món quà chính của Mỹ tặng cho các đồng chí Việt nam —  là chuyến tuần tra tự do hàng hải  xung quanh Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông dưới thời chính quyền mới. Được biết, chính những người vận động hành lang Việt ở Washington tích cực ủng hộ việc tiến hành sắp tới hoạt động như vậy, bởi vì Hà Nội nhìn  thấy chính trong sự tham gia của Mỹ  tại khu vực tranh chấp là đảm bảo chống lại các hành động hung hăng của Trung Quốc.

Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc dường như không phải là " ngoại giao thoáng qua". Chính sách đối ngoại của Việt Nam tiếp tục đa dạng hóa trong bối cảnh áp lực không ngừng từ Trung Quốc. Trump cuối cùng có thể chứng minh được mình là đối tác khá triển vọng,  bởi vì đương kim Tổng thống dường như không quan tâm quá nhiều về vấn đề nhân quyền — ngay cả Obama từng sẵn sàng chấp nhận "sự khác biệt trong hệ thống chính trị" và tiếp Tổng Bí thư Đảng tại Nhà Trắng.

Vấn đề là Trung Quốc luôn luôn ở bên cạnh, còn Mỹ có thể tăng, mà cũng có thể giảm bớt sự hiện diện của mình trong khu vực. Vì  lợi ích của Trung Quốc, Mỹ sẽ cân bằng chính sách đối với Việt Nam để khôi phục lòng tin lâu dài, nhưng vì lợi ích của Việt Nam — họ sẽ chuyển động tịnh tiến, trong khi vẫn dò kiểm phản ứng của Bắc Kinh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала