"Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, Việt Nam đang không nghiêng sang Trung Quốc và Hoa Kỳ không thay đổi triệt để chính sách của họ với khu vực châu Á". Tác giả bài báo đăng tải trên tờ The National Interest rút ra kết luận này khi phân tích kết quả chuyến thăm chính thức tới Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, dù Việt Nam cần đến sự hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh cũng như để hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội vẫn không từ chối dự án TPP không có Mỹ, và dự án đối tác kinh tế toàn diện khu vực do Trung Quốc đề xuất, tạp chí Forbes cho biết.
Trong số những bài viết về chủ đề chiến tranh Việt Nam không thể thiếu trong thông tin báo chí hàng tuần, có hai bài đã thu hút sự chú ý của chúng tôi. Một tờ báo hàng đầu của Mỹ, tờ New York Times đăng tải bài dài về những người phụ nữ anh hùng Việt Nam đã bảo vệ Tổ quốc trong những năm chiến tranh. Bài viết bắt đầu với câu chuyện về việc Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp trong vòng gần bốn thập kỷ đã tìm cô gái Ngô Thị Thương, người trong năm 1968 đã bắn rơi máy bay ném bom Mỹ với súng trường Kalashnikov. Bài viết thứ hai trên tờ Daily Tribune dành riêng cho ngành điện ảnh. Mỹ đang mong chờ sự ra mắt của bộ phim tài liệu "Chiến tranh Việt Nam" 10 tập kéo dài 18 tiếng sẽ được chiếu vào tháng Chín. Các tác giả hy vọng rằng, bộ phim này sẽ trả lời nhiều câu hỏi của người Mỹ về chiến tranh, mà trong suốt mấy thập kỷ qua, chưa ai trả lời được những câu hỏi đó.
Như thường lệ, vào tuần này có nhiều bài viết về chủ đề kinh tế. Trong thời gian chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hứa sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của đất nước này khi họ tham gia phát triển nền kinh tế Việt Nam. Một nền kinh tế đang phát triển có nhu cầu về điện lực, và Việt Nam có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào dự án năng lượng mặt trời. Thị trường bán lẻ của Việt Nam đang đạt tới đỉnh cao, VnExpress International viết. Ở Việt Nam nhờ sự kết hợp của hai yếu tố: mức thu nhập tăng nhanh của người tiêu dùng và việc nới lỏng các hạn chế — đã tạo ra điều kiện lý tưởng cho các nhà bán lẻ nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ địa phương cũng có thể cạnh tranh thành công nếu nắm vững được các công nghệ hiện đại. Hình thức kinh doanh nhượng quyền đang phát triển ở Việt Nam, và các thương hiệu ViệtNam đang tiếp cận các thị trường nước ngoài, VietNamNet Bridge nhận xét. Tờ báo này có một bài dài về những vấn đề của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà kinh doanh vừa và nhỏ có thể là một động lực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng ở Việt Nam có một nhược điểm đáng kể, tờ OpEd Eurasia Review viết. "Vì người ta không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn pháp luật bảo vệ môi trường, ở Việt Nam vẫn có những hiện tượng phá hủy môi trường - đất và nước: hai phần ba diện tích rừng Việt Nam đang suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu do các hoạt động khai thác, kinh doanh gỗ bất hợp pháp; không khí ngày càng ô nhiễm trầm trọng do lượng khí thải được xả ra từ xe máy, sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm sông suối". Bài báo nói về "làn sóng đấu tranh bảo vệ môi trường và cuộc sống đan lan rộng tại Việt Nam"- phong trào bảo vệ môi trường đang mở rộng thông qua các mạng xã hội. Vấn đề này ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam trong bảng xếp hạng du lịch quốc tế, mặc dù hiện nay, nhờ các tour du lịch giá rẻ đất nước này thu hút rất nhiều du khách nước ngoài muốn khám phá văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam.Khép lại tổng quan báo chí có một bài thú vị trên tờ The Wire, với chủ đề hiếm gặp ở Việt Nam — nghệ thuật của các họa sĩ, những người xu hướng tình dục đồng giới. Nhờ có họ, xã hội Việt Nam sẽ thừa nhận cộng đồng LGBT, các tác giả kết luận.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.