Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Không tốt khi nhiều Biển Đông trên bản đồ

© AP Photo / Xinhua, Wang CunfuBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Có lẽ tôi không lầm là 90% quý độc giả Việt Nam tin rằng, chỉ có một Biển Đông với những con sóng vỗ vào bờ biển Việt Nam, - nhà bình luận Piotr Tsvetov của Sputnik viết.

Nhưng trên các bản đồ thế giới dù in bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Nga, vùng biển này đều có chung tên gọi biển Hoa Nam. Không phải người đầu tiên đặt tên như vậy hay các nhà hàng hải đương đại đều nghĩ biển này thuộc về Trung Quốc. Không, ý nghĩa của tên gọi này là biển nằm ở phía nam đất nước Trung Quốc.

Việc sử dụng tên gọi biển Hoa Nam thay vì Biển Đông trong hàng hải quốc tế không hề có ý xúc phạm hay đề cao ai.

Sự hợp lý của cách tiếp cận này được khẳng định sau thông tin gần đây từ Tokyo. Chính phủ Nhật Bản bày tỏ bất bình khi chính quyền và các cơ quan có chức năng Hàn Quốc đã gọi vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và các đảo của Nhật Bản là "Biển Đông." Trên tất cả các bản đồ thế giới từ thế kỷ XIX nó vốn có tên gọi "biển Nhật Bản."

Trong trường hợp này, cộng đồng quốc tế cũng không muốn nói rằng đây là vùng biển nội địa của Nhật Bản, rằng cả vùng biển và các đảo bên trong thuộc về người Nhật. Ý nghĩa ở đây khác hẳn: đó là biển nằm gần nước "Nhật Bản".

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Vùng biển lớn nhất Đông Nam Á phải được đặt tên như thế nào?

Việc cộng đồng quốc tế sử dụng một tên địa lý còn truyền thống địa phương áp đặt thuật ngữ khác không phải là những trường hợp hiếm. Ví dụ, người Việt gọi bán đảo Indochine là Đông Dương. Có lẽ họ đã không nghĩ đến việc xác định trong tên gọi địa lý vị trí phần đất này nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hoặc hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến người dân bản địa?

Nhưng những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến vùng đất này lại nghĩ như vậy, về vị trí giữa hai đất nước này. Công bằng mà nói, có những người châu Âu đã không đồng tình với cách đặt tên như vậy. Nhà địa lý người Serb họ Stojkovic từng sống và làm việc ở Nga vào giữa thế kỷ XIX. Năm 1846, ông xuất bản cuốn sách "Phong tục, tập quán và di tích của tất cả các dân tộc trên trái đất" trong đó có mô tả các quốc gia và dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Nhưng ông gọi đây là bán đảo Bên kia sông Hằng, nghĩa là vùng đất nằm về phía đông con sông vĩ đại. Đề xuất tên mới của Stojkovic, như bản thân ông đã viết, nhằm nhấn mạnh tính chất độc lập của hầu hết các nước mà ông mô tả. Đề nghị đã không được chú ý.

Thế giới vẫn gọi đó là bán đảo Indochine. Ở đây không có mong muốn đặt quốc gia hay nền văn hóa nào cao hơn. Đơn giản đó là một thói quen đã thành lệ trên bản đồ và trong các văn bản quốc tế. Cả thế giới gọi thổ dân Mỹ là Indian, mặc dù họ không có gì chung với Ấn Độ. Chỉ là thói quen.

Nhưng nếu không công nhận bản đồ với tên gọi quốc tế được Tổ chức Thủy văn quốc tế phê duyệt, thì sẽ xảy ra sự hỗn độn. Con tàu đã đi đến Biển Đông. Vậy tới cảng nào? Busan hay Sài Gòn? Tôi nghĩ câu đố này sẽ làm bối rối cả người Việt lẫn người Hàn.

Facebook

Đăng ký theo dõi Sputnik Việt Nam trên Facebook để luôn nắm bắt dòng sự kiện mới nhất và không bỏ lỡ nhiều video clip thú vị. Sự quan tâm của các bạn là điều rất quan trọng đối với chúng tôi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала