Liệu Nga có triển vọng trở lại Việt Nam?

© Fotolia / Shafali2883Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, Việt Nam
Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần tới, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang sẽ thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 28 tháng Sáu đến ngày 1 tháng Bảy. Làm thế nào để cải thiện tình hình, để Nga không để mất một nước bạn tại một trong những khu vực đang phát triển năng động nhất thế giới?

Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Tại sao quan hệ Nga-Việt không còn giống như thời Liên Xô?
Việt Nam đang trở thành một "con hổ châu Á" mới. Đất nước này ngày càng thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Kim ngạch thương mại với Trung Quốc vượt quá 66 tỷ USD/năm, với Mỹ — 52  tỷ USD trong năm 2016,  với Nhật Bản — 30 tỷ USD. Trong bối cảnh này, kim ngạch thương mại với Nga là rất khiêm tốn — chỉ có 4 tỷ USD. Trong danh sách các đối tác đầu tư lớn tại Việt Nam, Nga không phải là một trong những nước dẫn đầu và không vào top mười.  Sự hiện diện của Nga trong đời sống xã hội và văn hóa của Việt Nam là không đáng kể. Và tình hình này gây sự lo lắng không chỉ của những người Nga có hiểu biết về Việt Nam và yêu Việt Nam, mà còn nhiều người Việt đã từng học tập và làm việc tại Liên Xô, đã bảo vệ bầu trời Việt Nam và khôi phục nền kinh tế cùng với các chuyên gia Liên Xô. Đồng thời, Việt Nam là chỗ dựa chủ yếu của Nga ở Đông Nam Á, chúng tôi không có bất đồng với Hà Nội, nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn của Nga trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và trong quá trình khôi phục đất nước thời hậu chiến.

Làm thế nào để cải thiện tình hình, để Nga không để mất một nước bạn  tại một trong những khu vực đang phát triển năng động nhất thế giới? Điều này sẽ được thảo luận trong thời gian chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.

Các độc giả của trang web Sputnik Việt Nam nhận xét rất đúng rằng, ở Việt Nam, Nga khó có thể cạnh tranh với Nhật Bản và Hàn Quốc trong lĩnh vực đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, ô tô. Nhưng, Nga có rất nhiều cơ hội khác để mở rộng sự hiện diện kinh tế tại Việt Nam. Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga, đã chuẩn bị những đề xuất cho cuộc gặp thượng đỉnh.

Quốc kỳ Việt Nam trong tay người thợ tại một xưởng sản xuất ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Nga: Sự phát triển của Việt Nam làm tấm gương cho nhiều nước

"Tình hình khi các nước phát triển nhất thống trị các ngành chiến lược của nền kinh tế của Việt Nam đang đe dọa chủ quyền kinh tế và cuối cùng cả chủ quyền chính trị của Việt Nam. Một phương án thay thế là việc mở rộng sự hiện diện của Nga trong những ngành kinh tế Việt Nam nơi Nga giữ vị trí hàng đầu trong thị trường thế giới, và có khả năng trên thực tế, và điều quan trọng nhất — trên cơ sở bình đẳng, giải quyết những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt. Đó là ngành năng lượng hạt nhân, ngành công nghiệp vũ trụ, ngành khai thác dầu khí, hiện đại hóa mạng lưới đường sắt, lắp ráp xe ô tô và các loại xe quân sự, ngành đóng tàu và chế tạo máy bay, khai thác và sử dụng trong công nghiệp các khoáng sản như bauxite, titan, uranium, kim loại đất hiếm.

Một yếu tố kìm hãm quá trình phát triển thương mại và đầu tư giữa hai nước là việc thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, rõ ràng là cả hai quốc gia đều phụ thuộc vào các nhà quản lý phương Tây. Hai bên đã thừa nhận tầm quan trọng của việc chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia. Các đối tác kinh tế thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Á cũng đang đi theo hướng này. Tại Việt Nam nên tạo ra cơ sở hạ tầng thanh toán bằng rúp, và tại Liên bang Nga  — để thực hiện các giao dịch bằng VNĐ, để ký kết một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương càng sớm càng tốt.

Triển lãm ảnh. Việt Nam. Đất nước và con người - Sputnik Việt Nam
Người Nga đang thay đổi góc nhìn về Việt Nam
Hôm nay, các nước phương Tây kiểm soát toàn bộ các chức năng chính của chủ quyền kinh tế Việt Nam. Tiền giấy được in ở Úc, các giao dịch và khoản cho vay đều đi qua các hệ thống thanh toán và các ngân hàng phương Tây. Những kinh nghiệm của Nga, nước đã phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt vào những năm  2014-2016, cho thấy rằng, các cơ chế đó có thể ngừng hoạt động sau một quyết định chính trị của Washington trong trường hợp một quốc gia phụ thuộc vào Mỹ thực hiện những hành động không đáp ứng cho lợi ích của Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, đời sống kinh tế và ngoại thương của Việt Nam sẽ bị tê liệt hoàn toàn, nếu không sử dụng những khả năng của Trung Quốc. Tránh cạm bẫy như vậy là một nhiệm vụ của chiến lược an ninh quốc gia. Một trong những biện pháp có thể làm giảm sự phụ thuộc vào các cơ chế phương Tây là nối lại việc in tiền giấy Việt Nam tại Nga hoặc thành lập cơ sở sản xuất chung tại Việt Nam.

Sau khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nước này tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) hàng đầu. Nhưng, cùng với những lợi ích, điều đó mang lại những thách thức nghiêm trọng. Trên thực tế Việt Nam không có cơ hội để tăng tỷ lệ của mình trong giá trị gia tăng của sản phẩm và xúc tiến sản phẩm, có thể bất cứ lúc nào mất vị trí hiện tại của mình nếu TNC di chuyển cơ sở sản xuất đi nơi khác. Để khắc phục tình trạng bế tắc, nên tham gia các mạng lưới sản xuất và phân phối mới với điều kiện thuận lợi hơn. Một cơ chế như vậy là EAEU, mà Việt Nam đã ký thỏa thuận FTA với tổ chức này. Nếu có đầu tư nghiêm túc, xây dựng hậu cần, thành lập các xí nghiệp liên doanh và mang hàng đến tận nơi thì điều đó sẽ giúp làm giảm sự phụ thuộc và những mất mát của Việt Nam.

Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có thể trở thành "Thung lũng Silicon" của Đông Nam Á?

Trong khuôn khổ FTA trước hết nên phát triển thương mại với các loại hàng hóa đã nhận được hoặc sẽ nhận được trong những năm tới thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% hoặc bằng mức thấp nhất. Để có như vậy nên khuyến khích bằng mọi cách các xí nghiệp quốc doanh và công ty tư nhân để mua sắm lô hàng lớn, xúc tiến trong các mạng lưới bán lẻ của hai nước như Metro và Auchan. Nga và Việt Nam có một cơ hội hiếm để cải thiện vị trí của mình trên thị trường của hai nước.

Cả hai quốc gia đều là các nhà sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới — lúa mì và gạo, nhưng, điều đó chưa mang lại những lợi ích đáng kể, và trong thời gian khủng hoảng cả hai chịu thiệt hại lớn trong thị trường toàn cầu. Có chú ý đến tốc độ tăng trưởng dân số trên thế giới và tình hình khó khăn ở nhiều khu vực, vấn đề an ninh lương thực sẽ nổi lên hàng đầu và sẽ là rất nghiêm trọng trong tương lai. Trong điều kiện này, hai nước chúng ta có thể đạt được lợi thế chiến lược, thành lập Liên minh ngũ cốc cùng với một số nước đang phát triển — các nhà lãnh đạo của ngành này (Argentina và một số nước khác). Liên minh này sẽ giúp bảo vệ lợi ích của các thành viên và các đối tác, thiết lập sự kiểm soát trên thị trường lương thực thế giới.

Các biện pháp này và một số biện pháp khác phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu không, Nga sẽ chỉ còn lại trong ký ức tươi đẹp của các thế hệ người Việt Nam trước đây."

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала