Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Biển Đông lại đến "mùa dậy sóng"

© REUTERS / Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. NavyUSS Dewey, Biển Đông
USS Dewey, Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Như các nhà phân tích cảnh báo, Biển Đông lặng sóng là điều không thực tế.

Việt Nam khẳng định có quyền khai thác dầu khí ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam khẳng định quyền hoạt động dầu khí ở Biển Đông
Có lẽ sự kiện được bàn luận nhiều nhất của tuần gần đây là sau áp lực từ phía Trung Quốc, phía Việt Nam quyết định ngừng khoan thăm dò trong khối 136/3, nơi mà việc khai thác dầu khí được thỏa thuận giữa Hà Nội với công ty Tây Ban Nha Repsol. Sự kiện này cho thấy rõ ràng rằng sau khi bãi bỏ cuộc tập trận chung Trung-Việt hồi tháng Sáu năm nay, những căng thẳng nảy sinh vẫn còn khá mạnh. Trong tình huống phức tạp như vậy, phía Mỹ không từ bỏ phương pháp sức mạnh trong việc cạnh tranh ở Biển Đông — chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov bình luận khi trả lời phỏng vấn Sputnik.

Gần đây, giới truyền thông Mỹ đã đưa tin rằng Donald Tramp chấp thuận kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng James Mattis về tiến hành các hoạt động tự do hàng hải. Nếu thông tin đó là chính xác, từ nay các hoạt động như vậy sẽ diễn ra một cách thường xuyên, chứ không phải mỗi lần lại phải xin Hội đồng An ninh Quốc gia phê duyệt. Theo các nhà chiến lược Mỹ, điều này sẽ cho phép tuyên bố một cách dứt khoát hơn về tính bất hợp pháp trong tham vọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục xây dựng mối quan hệ với Rodrigo Duterte, cố gắng thu hút tổng thống Philippines nghiêng về phía Bắc Kinh. Trong chuyến thăm Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nói rằng việc khai thác chung tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông mà Tổng thống Philippines cho biết có thể bắt đầu vào cuối năm nay, sẽ trở thành mẫu mực cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Tàu sân bay khổng lồ nhất của Hải quân Vương quốc Anh Queen Elizabeth - Sputnik Việt Nam
Anh điều động hai hàng không mẫu hạm mới nhất tới Biển Đông
Có lẽ Indonesia đã chọn phương pháp đấu tranh giành ảnh hưởng ở Biển Đông vô hại nhất, khi công bố tên gọi mới cho khu vực biển giáp với khu đặc quyền kinh tế của Indonesia. Tên gọi "Biển Bắc Natun" bây giờ bổ sung cho danh sách các địa danh như Tây Philippines và Biển Đông của Việt Nam. Cần lưu ý rằng, năm 2014, khi Tổng thống Joko Vidodo lên nắm quyền, người ta mong đợi ở ông những động thái mạnh mẽ của nhà lãnh đạo quốc gia lớn nhất ASEAN, để củng cố vị thế các quốc gia trong khu vực khi đàm phán với Trung Quốc, nhưng cho đến nay Joko Vidodo vẫn khá thụ động trong lĩnh vực này.

Nói cách khác, không có gì tốt đẹp diễn ra ở Biển Đông. Cho đến nay, không ai trong số các bên thể hiện khả năng nhận thức được lợi ích các đối tác và di chuyển ra khỏi vị trí tranh chấp chủ quyền. Có lẽ hiện tại ở vùng biển này không đến nỗi chật hẹp đông đúc, nhưng với tốc độ hiện đại hóa hải quân như bay giờ, khó có chuyện sớm dễ dàng để "chia tay nhau". Đồng thời chuyện đó cũng gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột ngẫu nhiên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала