Máy bay thay cho những chiếc chuông

© AFP 2023 / Noel CelisCessna-208B
Cessna-208B - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người Philippines lại nhắc tới ba chiếc chuông bị lính Mỹ đánh cắp từ nhà thờ Công giáo tại thị trấn Balangiga đảo Samar năm 1901, trong thời gian cuộc chiến Philippine-Mỹ.

Ngày nay, hai chiếc chuông được gắn trên đài tưởng niệm chiến tranh ở Wyoming và một chiếc tại căn cứ quân sự Mỹ ở Hàn Quốc. Tổng thống Duterte đòi Mỹ trả lại ba chiếc chuông được ông nhấn mạnh là di sản lịch sử của đất nước và là biểu tượng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Philippines chống Hoa Kỳ.

© AP Photo / Neal UlevichChiếc chuông bị lính Mỹ đánh cắp từ nhà thờ Công giáo tại thị trấn Balangiga đảo Samar năm 1901, trong thời gian cuộc chiến Philippine-Mỹ.
Chiếc chuông bị lính Mỹ đánh cắp từ nhà thờ Công giáo tại thị trấn Balangiga đảo Samar năm 1901, trong thời gian cuộc chiến Philippine-Mỹ. - Sputnik Việt Nam
Chiếc chuông bị lính Mỹ đánh cắp từ nhà thờ Công giáo tại thị trấn Balangiga đảo Samar năm 1901, trong thời gian cuộc chiến Philippine-Mỹ.

Chủ đề những chiếc chuông, — nhà phân tích chính trị người Nga Grigory Lokshin cho biết, — được Philippines lập tức nhắc tới mỗi khi có sự rạn nứt với Hoa Kỳ. Sự ran nứt ấy chưa bao giờ đạt mức độ căng thẳng như trong thời gian ông Rodrigo Duterte làm tổng thống hơn một năm qua. Ông đã từ chối định hướng một chiều về phía Hoa Kỳ và tuyên bố ý định mở rộng hợp tác, kể cả quân sự, với Nga và Trung Quốc. Còn Tổng thống Mỹ Trump thì bị Rodrigo Duterte tung ra những lời lăng mạ khó thể chấp nhận trong thực tế ngoại giao. Cách đây vài ngày, ông Duterte nói rằng mặc dù Trump mời ông sang Mỹ nhưng ông sẽ không bao giờ đi. Duterte cũng bác bỏ mọi cáo buộc vi phạm nhân quyền từ các tổ chức nhân quyền Mỹ. 

Chính sách đối nội của Duterte mà trước nhất là cuộc chiến cứng rắn chống buôn bán ma túy và tội phạm được nhân dân Philippines ủng hộ rộng rãi. Sự ủng hộ ấy chính này là cơ sở để tổng thống xác định ranh giới chính sách đối ngoại. Biết rõ về thái độ tiêu cực từ phía chính giới Mỹ đối với mình một phần do sự xích lại quan hệ với Trung Quốc, ông Duterte đã từ chối hành động theo những chỉ dẫn của quyết định từ Tòa án Hague liên quan đến đơn khiếu nại Trung Quốc được ban lãnh đạo Philippines trước kia thực hiện. Một vài ngày trước, ông tuyên bố Philippines sẽ cùng Trung Quốc khai thác dầu ở Biển Đông. Quả thực, Bắc Kinh không để cho Philippines có cách lựa chọn nào khác. Theo lời ông Duterte, nhà lãnh đạo Trung Hoa đe dọa nếu Philippines bắt đầu đơn phương tiến hành công việc này thì chiến tranh sẽ xảy ra.

Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Làm tổng thống Philippines là một nhiệm vụ khó khăn

Đáng chú ý là sau công bố đe dọa này vài ngày, Hoa Kỳ vốn vẫn ràng buộc với Philippines bằng Hiệp ước phòng thủ chung đã chuyển cho Manila hai máy bay do thám. Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana và Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Eduardo Ano đã đích thân kiểm tra các máy bay.

Đồng thời Hoa Kỳ bắt đầu chuyển cho Manila 200 quả bom 227 kg, hàng ngàn tên lửa, hàng trăm súng trường tự động và súng phóng lựu. Khối lượng này nhiều hơn những gì Bắc Kinh đã hứa với Manila. Còn về yêu cầu trả lại ba chuông bị đánh cắp, Hoa Kỳ chưa có câu trả lời rõ ràng nào.

Tình hình thay đổi không ngừng, — ông Lokshin kết luận. — Và Tổng thống Duterte hành động phù hợp với tình hình. Đó là biểu hiện về chính sách của ông: nỗ lực thu về lợi ích tối đa, từ Trung Quốc cũng như Hoa Kỳ, và từ các đối tác tiềm năng khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала