ASEAN và "song đề tù nhân"

© Bullit MarquezASEAN
ASEAN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thế tiến thoái lưỡng nan của người tù (song đề tù nhân) - nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov , Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, đã mô tả như vậy tình hình ASEAN trong bối cảnh Hiệp hội này đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập.

Giáo sư Kolotov đã trả lời cuộc phỏng vấn của Sputnik-Việt Nam.

Встреча глав МИД Сергея Лаврова и Алана Питера Кайетано - Sputnik Việt Nam
Philippines: thế cân bằng giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và ASEAN
Thế tiến thoái lưỡng nan của người tù hay "song đề tù nhân" là một vấn đề tâm lý cơ bản trong lý thuyết trò chơi khi hai người chơi (gọi là tù nhân) không nhất thiết phải hợp tác với nhau ngay cả khi điều đó phục vụ lợi ích của họ. Mỗi người đều muốn giành thuận lợi cho mình, bất chấp tình trạng của người kia. Vấn đề này đã được mô tả qua thí dụ hai tù nhân, khi số phận của một người phụ thuộc vào lời khai của người khác, ngay từ năm 1950. Tức là — 17 năm trước sự ra đời của ASEAN.

Tất nhiên, giáo sư Kolotov không muốn ASEAN bị so sánh với nhà tù. Ngược lại, ông nhấn mạnh:

"Trong 50 năm qua ASEAN đã chứng minh một điều tuyệt vời: hoá ra, những đất nước hoàn toàn khác nhau, với các hệ thống chính trị và xã hội khác nhau, với những truyền thống văn hóa và đạo đức tôn giáo khác nhau, với tổng dân số 700 triệu người, có thể tham gia một Hiệp hội và tôn trọng nguyên tắc của Hiến chương ASEAN giải quyết hòa bình các tranh chấp và đạt được mức độ cao trong sự hợp tác kinh tế. Trong bài viết nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN, Phó Thủ tướng Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận xét rất đúng rằng, ASEAN ngày nay đã là mái nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á."

Nhờ đâu ASEAN đạt thành công?

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 đã khai mạc vào ngày 26 tháng 4 tại Philippines. - Sputnik Việt Nam
Nga nhìn nhận ASEAN như một đối tác an ninh khu vực
Theo Giáo sư Kolotov, ASEAN đã đạt được thành công không chỉ nhờ công lao của lãnh đạo các nước thành viên, mà còn do thực tế rằng, sau sự thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, các cường quốc không thể hiện sự quan tâm lớn đến Đông Nam Á. Trong mấy thập kỷ, khu vực này không được đặc biệt chú ý trên chính trường thế giới, nhờ đó đã có cơ hội đẩy mạnh tiến độ, nâng cao hiệu quả. Nhưng, điều kiện nhà kính trong khu vực Đông Nam Á sắp kết thúc, và khu vực này lại một lần nữa trở thành đấu trường của cuộc đấu tranh địa chính trị gay gắt. Đồng thời, những mâu thuẫn đe dọa sự tồn tại của Hiệp hội cũng trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng.

Những mâu thuẫn nào đang đe dọa ASEAN?

Không ai trong số các thành viên ASEAN không lên tiếng bảo vệ  sự toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia, khi phương Tây với cái cớ những mâu thuẫn tôn giáo đã tách Đông Timor với đa số người dân theo Công giáo khỏi nước Indonesia Hồi giáo. Sự lộng hành của các chiến binh IS ở miền Nam Philippines, mà nhiều người trong số đó đã được đào tạo ở Syria và Iraq, một lần nữa cho thấy rằng, các nước ASEAN không thể thành lập một mặt trận thống nhất để giải quyết các vấn đề an ninh. Diễn đàn An ninh của ASEAN rất giống một câu lạc bộ tranh biện, đặc biệt là những người phụ trách thảo ra chương trình nghị sự cho các cuộc họp là các đại diện của Vương quốc Anh, và họ cố gắng để chương trình nghị sự đáp ứng lợi ích của phương Tây. Theo quan điểm của phương Tây, ASEAN trước hết nên phục vụ mục đích kiềm chế Trung Quốc. Thời gian sẽ cho ta thấy liệu các thành viên của Hiệp hội có thể bảo vệ lợi ích chung và không thành công cụ trong trò chơi của người khác.

Tại Manila, thủ đô Philippines, đã kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30. - Sputnik Việt Nam
ASEAN chọn Mỹ hay Trung Quốc?
Song, hiện nay một số nước thành viên đang cố gắng sử dụng ASEAN chủ yếu để giải quyết những vấn đề riêng của họ. Ví dụ, Việt Nam đã nhiều lần kêu gọi ASEAN đoàn kết lại để chống lại những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng, Campuchia từ chối làm như vậy và nói rằng, đây không phải là vấn đề của họ. Lào cũng giữ lập trường tương tự, nước này chờ món tiền thưởng lớn có thể nhận được từ Trung Quốc nếu Viêng Chăn không can thiệp vào tình hình ở Biển Đông. Tổng thống Philippines đã gọi phán quyết của Tòa án trọng tài Hague về đơn kiện với Trung Quốc là "mảnh giấy vô giá trị", và có ý định giải quyết các vấn đề tranh chấp với Trung Quốc thông qua đàm phán song phương.

Tình hình hiện nay ở ASEAN, theo Giáo sư Kolotov, phù hợp với "song đề tù nhân". Lợi ích riêng của mỗi quốc gia đang bắt đầu chiếm ưu thế so với lợi ích chung của Hiệp hội. Đây là một thách thức nghiêm trọng mà ASEAN đã phải đối mặt trước thềm lễ kỷ niệm. Các nước Đông Nam Á cần nghiêm túc phân tích thách thức này nếu họ thực sự có ý định duy trì mái nhà chung của họ và biến ASEAN thành một trong những cầu thủ địa chính trị quan trọng nhất và thành công nhất trên chính trường thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала