ASEAN sẽ đứng vững nếu làm theo châm ngôn của Hồ Chí Minh

© REUTERS / Mohammad Ponir Hossain Dân tị nạn người Rohingya đổ lên bờ với đồ đạc của họ sau khi vượt biên giới đường biển giữa Bangladesh và Myanmar.
Dân tị nạn người Rohingya đổ lên bờ với đồ đạc của họ sau khi vượt biên giới đường biển giữa Bangladesh và Myanmar. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế vài tuần trước, nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar, người được trao giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đã phát biểu trước chính phủ và các nhà báo về cuộc đàn áp người Rohingya theo đạo Hồi.

Tuy nhiên, nhiều người đã phải thất vọng, vì bà Aung San Suu Kyi không hề chỉ trích chính quyền quân sự của đất nước, những người đang bị cáo buộc chống dân thường, khiến 400 ngàn người dân phải bỏ nước đi tị nạn.

Dân tị nạn người Rohingya - Sputnik Việt Nam
Cấm vận kinh tế Myanmar để giải quyết vấn đề người Hồi giáo Rohingya

Các sự kiện đáng lo ngại ở Myanmar chỉ ra rằng, ở Đông Nam Á đang hình thành một vùng xung đột mới, có liên quan đến dòng di cư không kiểm soát từ Bangladesh theo hướng Myanmar và Thái Lan, nhà khoa học chính trị Nga nổi tiếng, kiêm chuyên gia Đông phương học, người đứng đầu Tổ bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông thuộc trường Đại học quốc gia St. Petersburg, giáo sư Vladimir Kolotov cho biết. Ông Kolotov bày tỏ quan điểm này tại Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về An ninh và Hợp tác Châu Á Thái Bình Dương, diễn ra tại Moskva, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu đến từ Nga, EU, Úc, Singapore và Ấn Độ.

"Dòng chảy di cư trong khu vực từ Bangladesh đến Philippines đang thúc đẩy ảnh hưởng ngày càng tăng của các nhóm tôn giáo cực đoan, được tài trợ từ Vịnh Ba Tư. Nhờ vào công nghệ chiến tranh lai và chiến tranh thông tin, cũng như việc sử dụng tin tức sai sự thật (tin tức giả mạo) đã trở thành truyền thống của các phương tiện truyền thông phương Tây và hành động khiêu khích, các xung đột địa phương đã mang âm hưởng toàn cầu rộng rãi", — ông Kolotov nói.

Các nước ASEAN đã thể hiện bất lực hoàn toàn trong việc đối phó với sự can thiệp bên ngoài trong giải quyết các cuộc xung đột tôn giáo, ông Vladimir Kolotov nói. Trước đây, Đông Timor đã tách khỏi Indonesia dưới áp lực của phương Tây. Và cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar cho thấy rằng số lượng những người muốn tham gia "mổ xẻ" một nạn nhân khác trong khu vực đã vượt quá số lượng những người muốn giúp đỡ.

Полиция уносит пострадавшего во время антимусульманских погромов в Янгоне, Мьянма - Sputnik Việt Nam
Đổ máu ở Myanmar: cái nhìn từ Moskva

"Hiện nay, "cuộc xung đột giữa các nền văn minh" đang chia rẽ ASEAN trên cơ sở tôn giáo, dĩ nhiên, điều đó làm giảm đáng kể khả năng đề kháng với áp lực bên ngoài từ phía Bắc Kinh và Washington, cũng như khả năng vạch ra quan điểm thống nhất trong phạm vi Đông Nam Á. Dưới áp lực địa chính trị ngày càng tăng từ các nhóm cực đoan triệt để ở phía Nam của Đông Nam Á, hiện nay tại đây đã hình thành vòng cung Hồi giáo, kéo dài từ phía nam Myanmar qua Thái Lan, Indonesia và Malaysia, nối với các vùng phía nam của Philippines. Trong bối cảnh thất bại ở Syria và Iraq, các căn cứ chính của IS (tổ chức khủng bố bị cấm ở Liên bang Nga), các phần tử cực đoan tôn giáo từ Đông Nam Á đang tích cực thảo luận kế hoạch triển khai thủ đô tương lai của IS tại tỉnh Patani (Thái Lan), Sarawak (Malaysia), hoặc trên đảo Mindanao (Philippines). Trong điều kiện đó, các nước Phật giáo ở Đông Nam Á bắt đầu thảo luận về việc lập ra tại châu lục một đối trọng thay thế là Liên đoàn Phật giáo Suwarnabhumi «Golden Land". Tất cả điều này cho phép chúng ta thấy rằng phương Tây đang chuẩn bị tách rời Trung Quốc ra khỏi Ấn Độ Dương, làm mất ổn định ở Đông Nam Á bằng cách kích động xung đột giữa người dân theo Phật giáo và Hồi giáo, chính là tình trạng vô cùng nguy hiểm đối với ASEAN."

Mối quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á gợi nhớ đến lý thuyết trò chơi nổi tiếng "Song đề tù nhân» — «Tù nhân tiến thoái lưỡng nan» («Prisoner's dilemma»). Theo con đường ích kỷ trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, tù nhân tìm cách bảo vệ lợi ích của mình bằng chi phí các nước láng giềng — các nước trong khu vực giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và xung đột khác ở cấp siêu quốc gia, do đó tạo ra tình huống mà các cầu thủ nước ngoài nhận được carte blanche cho giải pháp vấn đề khu vực vì lợi ích riêng của họ.

На митинге против насилия по отношению к мьянмарским мусульманам-рохинджа в Джакарте, Индонезии - Sputnik Việt Nam
“Không được để Myanmar lặp lại số phận của Iraq và Afghanistan”

Trong những điều kiện bên ngoài và nội bộ như vậy, xác suất các nước ASEAN thỏa thuận được với nhau và hành động trên cơ sở lợi ích chung là rất thấp. Theo đó, khu vực này có thể bị chia cắt trên cơ sở chính trị hoặc tôn giáo. Thuốc giải độc hiệu quả chống "song đề tù nhân" chỉ có thể là châm ngôn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu lên một cách rất ngắn gọn: "Đoàn kết, đoàn kết, đai đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công." Quy tắc của trò chơi trong tình huống này như sau: hoặc là tất cả các nước sẽ giành chiến thắng cùng nhau, hoặc là tất cả sẽ thất bại.

Mục đích chính của phương Tây đâu phải là bảo vệ các nước ASEAN hay "luật pháp quốc tế", mà là kiềm chế Trung Quốc bằng tay kẻ khác. Đó chính là chiến lược sẽ được phương Tây thực hiện với các nước trong khu vực, nếu họ không thể tìm thấy trong bản thân mình đủ minh triết và sức mạnh đoàn kết nhằm bảo vệ lợi ích chung, chuyên gia Nga kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала