Đời thứ ba của ngành công nghiệp than Việt Nam

© Ảnh : VIST GroupKhai thác than
Khai thác than - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày nay, ngành than của Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn.

Sau khi Việt Nam từ chối năng lượng hạt nhân, nhu cầu than ngày càng tăng. Tuy nhiên, công nghệ khai thác than ở Việt Nam tụt hậu khoảng 15 năm so với các tiêu chuẩn của Nga và quốc tế. Đây là ý kiến ​​của chuyên gia có thẩm quyền — Giám đốc về phát triển của công ty "Vist Group" Dmitry Klebanov.

Khai thác than - Sputnik Việt Nam
Nga sẽ giúp ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam

Công ty VIST chuyên về thiết kế và đưa vào sử dụng hệ thống tự động quản lý các công việc khai thác khoáng sản rắn bằng phương pháp lộ thiên. Trên thế giới chỉ có ba công ty từ Mỹ, Canada và Thụy Điển là các đối thủ cạnh tranh của công ty Nga.  "Vist Group" đáp ứng  75% nhu cầu thị trường về các hoạt động khai thác mỏ ở Nga, Kazakhstan, Uzbekistan, đang hợp tác thành công với Morocco và một số nước Mỹ Latinh và châu Á. Trong khu vực Đông Nam Á công ty VIST hiện có một dự án nhỏ ở Indonesia. Thỏa thuận với Việt Nam sẽ là dự án thứ hai. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là dự án lớn nhất, — ông Dmitry Klebanov nói:

Chúng tôi đã thiết lập các mối liên hệ với các đối tác Việt Nam: với Tập đoàn công nghiệp Than — Khoáng sản Việt Nam VINACOMIN, với viện nghiên cứu các công nghệ khai thác khoáng sản. Các đối tác Việt Nam thể hiện sự quan tâm đến các phát triển của chúng tôi. Chúng tôi đã đến Việt Nam nhiều lần để làm quen với các quy trình khai thác mỏ ở nước này. Triển vọng hợp tác trong lĩnh vực này đã được đánh giá cao tại Khóa họp Ủy ban liên chính phủ Việt- Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật vừa được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên đã thông qua quyết định, vào tháng 12, tại Triển lãm Quốc tế ở Hà Nội, chúng tôi sẽ vạch ra "lộ trình" cho các xí nghiệp khai thác khoáng sản của Việt Nam, và trong năm tới sẽ bắt đầu thực hiện dự án thí điểm.

Công ty Nga có những phát triển nào để giúp ngành khai thác than lộ thiên tại Việt Nam vươn lên chuẩn mực quốc tế? Đây là hệ thống tự động quản lý tổ hợp khai thác và vận tải "Karier" bao gồm cả phần mềm và trang thiết bị được cài đặt trên tất cả các bộ phận: giàn khoan, máy ủi, máy xúc, xe tải đổ. Hệ thống thu thập dữ liệu và truyền đến máy chủ tại Trung tâm điều khiển. Sau khi phân tích các dữ liệu nhận được, Trung tâm ra khuyến nghị cho các dịch vụ, kể cả tổng giám đốc, nên thực hiện những bước đi nào để tối ưu hóa việc bố trí thiết bị.

© Ảnh : VIST GroupKhai thác than
Khai thác than - Sputnik Việt Nam
Khai thác than

"Karier" có khả năng tối ưu hóa toàn bộ quá trình sản xuất: từ nổ mìn khai thác đến vận chuyển than. Dưới đây là một thí dụ: theo truyền thống, trên các mỏ lộ thiên có sử dụng những cọc nhỏ để dẫn hướng cho máy khoan. "Karier" lắp đặt hệ thống định vị chính xác cao trên các cọc nhỏ, nhờ đó có thể định vị lỗ khoan với độ chính xác 2 cm. Điều này làm tăng 15-20%  hiệu quả công tác khoan. Điều quan trọng là hệ thống "Karier" có thể được cài đặt không chỉ trên các thiết bị của một nhà sản xuất cụ thể mà trên tất cả các máy cũ và mới.

Hệ thống Nga "Karier" tăng cường an toàn lao động, giải quyết vấn đề thiếu cán bộ có trình độ, cho phép khai thác mỏ ở vùng sâu vùng xa. Giá trung bình của hệ thống — từ 800 nghìn đến nửa triệu đô la, tùy thuộc vào phạm vi công việc. Thời gian hoàn vốn là từ sáu tháng đến một năm rưỡi.

Khi thực dân Pháp rời khỏi Việt Nam vào năm 1954, ngành công nghiệp than đã ở trong tình trạng tồi tệ. Theo tính toán của Pháp, chính phủ mới phải mất ít nhất 50 năm để khôi phục ngành than. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của Liên Xô — cả thiết bị kỹ thuật và chuyên gia — ngành khai thác than của Việt Nam đã được khôi phục hoàn toàn chỉ sau 5 năm. Hy vọng rằng, nhờ hệ thống "Karier" ngành công nghiệp than Việt Nam sẽ có đời thứ ba.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала