Tại sao Trung Quốc muốn giúp Myanmar giải quyết xung đột ở bang Rakhine?

© Sputnik / Shahnevaz Khanngười Rohingya
người Rohingya - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm Myanmar và đề xuất chương trình giải quyết xung đột biên giới giữa nước cộng hòa này với Bangladesh, quan sát viên của Sputnik Piotr Tsvetov viết.

Xin nhắc lại rằng vào cuối tháng Tám, cả thế giới bị khuấy động bởi tin tức từ bang Rakhine ở Myanmar, nơi người Hồi giáo gốc Bengal (họ được gọi là Rohingya) đã gây ra xung đột vũ trang với chính quyền địa phương. Các đơn vị quân đội thường trực và lực lượng cảnh sát Myanmar đã đáp trả các hành động khủng bố của người Rohingya. Kết quả là hàng loạt người Rohingya phải bỏ chạy từ Myanmar đến Bangladesh, con số tị nạn lên tới 600.000 người. Nhiều người bắt đầu cáo buộc chính phủ Mianmar đàn áp dân tộc, và những người Hồi giáo nhiệt tình nhất, từ ​​Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho đến người đứng đầu nước Cộng hòa Chechnya Kadyrov đã đe doạ sẽ trừng phạt Phật tử Myanmar. Rõ ràng, nhiều điều đã được nói và thực hiện theo sự xúi giục của những phần tử theo chủ nghĩa cơ yếu Hồi giáo.

Mit-tinh ở Groznyi nhằm ủng hộ người Rohingya Hồi giáo - Sputnik Việt Nam
Vì sao người Nga theo đạo Hồi ủng hộ người Rohingya?

Ngày hôm nay chúng ta sẽ không bàn cãi ai đúng và ai sai trong cuộc xung đột này. Vấn đề thiết thực hơn là làm thế nào để giúp hàng trăm ngàn người Rohingya trở lại cuộc sống bình thường. Điều đặc biệt là khi ủng hộ những người cùng tôn giáo Rohingya trên lời nói, các quốc gia Hồi giáo không chịu tiếp nhận dân tị nạn và sắp xếp cuộc sống của họ. Kể cả quê hương lịch sử của Rohingya là Bangladesh cũng đang phản đối lại sự trở lại của họ trên các vùng đất có người Bengalis. Các tổ chức quốc tế đang suy nghĩ về việc làm thế nào để giúp đỡ những người Rakhindja, nhưng trên thực tế họ không làm bất cứ điều gì.

Vậy mà Bắc Kinh lại đề xuất kế hoạch giải quyết vấn đề này. Kế hoạch đưa ra gồm ba bước: thứ nhất — chấm dứt chiến sự, phục hồi hòa bình và trật tự ở những nơi mà người Rohingya sinh sống, và thứ hai — hỗ trợ các nỗ lực của Myanmar và Bangladesh để tìm giải pháp cho vấn đề thông qua các cuộc tham vấn; thứ ba — cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ sự phát triển của bang Rakhine.

Rohingya - Sputnik Việt Nam
Khủng hoảng Rohingya giáng đòn vào sự thống nhất ASEAN?
Sáng kiến ​​ngoại giao Bắc Kinh có thể được coi là thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 gần đây, xác định hướng ngoại giao tích cực vì lợi ích hòa bình, phát triển và láng giềng thân thiện. Nhưng đừng quên rằng Bắc Kinh có mối quan tâm đặc biệt trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định tại vùng biên giới Myanmar-Bangladesh. Khu vực này là nguồn năng lượng dầu khí quan trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Trữ lượng khí ở Myanmar vượt quá 450 tỷ mét khối. Từ các mỏ này đến biên giới với Trung Quốc, công ty Trung Quốc đã đặt đường ống dẫn khí với chi phí 2,5 tỉ đô la. Hiện tại đường ống dẫn dầu từ Myanmar đến Trung Quốc đang được xây dựng.

Thêm vào đó, các khu vực duyên hải của Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ là những điểm quan trọng của tuyến đường ​​"Một vành đai một con đường" theo sáng kiến của Trung Quốc. Tất cả các loại xung đột, nhất là xung đột vũ trang, đều có thể ngăn cản Trung Quốc thực hiện dự án đầy tham vọng của mình.

Kế hoạch giải quyết hòa bình trong tiểu bang Rakhine tốt hay xấu và có nền tảng thương mại hay không? Ở đây có thể xảy ra các phương án án khác nhau. Nhưng tôi có cảm tưởng rằng hành động chính trị được điều chỉnh bởi sự quan tâm vật chất thì có nhiều cơ hội thành công hơn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала