Trung Quốc cố gắng gieo hạt giống niềm tin giữa Israel và Palestine

© AP PhotoIsrael và Palestine
Israel và Palestine - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc lên tiếng chống lại việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel là hành động "không có gì phải nghi ngờ".

Các chuyên gia  mà Sputnik tham khảo ý kiến  đã bình luận như vậy trước lập trường của Trung Quốc trong cuộc bỏ phiếu về nghị quyết của Đại hội đồng LHQ hôm thứ Năm. 128 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Nga, đã chấp nhận kêu gọi không công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Hoa Kỳ, Israel, Guatemala, Honduras, Quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru, Palau và Togo đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết. Đại diện của 35 quốc gia bỏ phiếu trắng.

Hôm thứ Năm, tại phiên họp khẩn cấp, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Nghị quyết đã được thông qua với 128 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 35 phiếu trắng. - Sputnik Việt Nam
Biểu quyết về Jerusalem là cái cớ để Trump chấm dứt hỗ trợ cho các nước thành viên LHQ
Trung Quốc luôn ủng hộ việc thành lập một nhà nước Palestine với biên giới được xác định vào năm 1967 và thủ đô ở Đông Jerusalem. Điều này đã được xác nhận bởi Ngoại trưởng Wang Yi,  phát biểu của ông được trích dẫn  trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày thứ Sáu 22 tháng 12. Bộ trưởng gọi vấn đề của người Palestine, vốn vẫn chưa được giải quyết trong hàng thập kỷ, là một "bi kịch lịch sử". Bắc Kinh cho rằng  vấn đề này không thể tiếp tục mãi như vậy. Bộ trưởng nhấn mạnh rằng hướng giải quyết vấn đề đã được xác định — đó là sự thành lập hai quốc gia. "Chúng tôi ủng hộ việc thành lập một nhà nước Palestine có chủ quyền độc lập trong khuôn khổ biên giới quy định vào năm 1967 với thủ đô là Đông Jerusalem", ông Wang Yi tuyên bố. Ông kêu gọi nối lại các cuộc đối thoại Palestine-Israel, và đưa vấn đề trở lại bàn đàm phán.

Trung Quốc đã củng cố lời kêu gọi của họ bằng cách tổ chức cuộc đối thoại Palestine-Israel vào ngày 21-22 tháng 12 tại Bắc Kinh. Đây là cuộc họp đầu tiên của đại diện các bên sau khi Hoa Kỳ quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển sứ quán của mình đến đó. Đứng đầu đoàn đại biểu của các bên là Nabil Shaath, cố vấn Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Hilik Bar, Phó Chủ Tịch  hội đồng lập pháp Knesset.

Quả là không thực tế khi mong đợi bất kỳ bước đột phá nào từ hội nghị tại Bắc Kinh. Đồng thời, điều đặc biệt quan trọng là phải đặt cả hai bên vào bàn đàm phán. Quan điểm này được thể hiện trong cuộc phỏng vấn của Sputnik với  Phó Giám đốc Viện Quốc gia về tư tưởng hiện đại Igor Shatrov và chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Ả Rập Hồi giáo tại Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Boris Dolgov. Hai chuyên gia đã chia sẻ quan điểm bài báo công bố trên China Daily vào ngày 21 tháng 12 rằng Trung Quốc đã thành công trong vai trò trung gian giữa Israel và Palestine.

Vai trò của Trung Quốc như một tay chơi lớn toàn cầu ở Trung Đông sẽ tiếp tục tăng lên nhờ vào sự hấp dẫn của dự án Con đường tơ lụa  đối với cả Israel và Palestine,-  Igor Shatrov  nhận định:

Jerusalem - Sputnik Việt Nam
Đại hội đồng LHQ không công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

"Trên thực tế, Trung Quốc hiện  nay đang đóng vai trò trung gian mới trong xung đột Palestine-Israel,  hơn nữa là một trung gian khác với truyền thống. Rõ ràng, Trung Quốc không chỉ là trung gian, mà còn là một trong ba cầu thủ toàn cầu ngang hàng với Nga và Hoa Kỳ ở Trung Đông. Bây giờ Trung Quốc chủ động hơn trong lĩnh vực ngoại giao, nhưng cũng không quên về lợi ích kinh tế. Thực tiễn liên kết kinh tế các bên xung đột với nhau có thể khá hiệu quả. Nó không phải luôn luôn được sử dụng thành công bởi các cường quốc toàn cầu khác. Trung Quốc sẽ hành động chính theo hướng này — Con đường tơ lụa  trên biển và trên đất  liền của Trung Quốc có thể đi qua Israel và Palestine. Dự án này có thể có tác động nghiêm túc đến tình hình giữa Palestine và Israel hơn những nỗ lực đơn giản chỉ đặt các bên  ngồi vào bàn đàm phán. Tôi tin rằng trong kế hoạch mới của Bắc Kinh về giải quyết cuộc khủng hoảng Israel-Palestine, trong đó bên cạnh ngoại giao còn có cả hợp tác kinh tế, sẽ tìm thấy những đề xuất xứng đáng, nghiêm túc đối với cả hai bên. Đó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển, các dự án hậu cần cho lãnh thổ Palestine. Đó là một điều mới mẻ mà Trung Quốc có thể mang lại cho quá trình giải quyết vấn đề ở Trung Đông ", — Igor Shatrov nói.

Trung Quốc trước đó đã tìm cách đóng vai trò hòa giải và tham gia trực tiếp vào tiến trình Trung Đông, vì điều đó thích hợp với lợi ích của họ như một nhà nhập khẩu chính dầu và khí đốt,  chuyên gia Boris Dolgov nhận xét. Ông tin rằng quyền lợi của Trung Quốc trong khu vực này sẽ chỉ tăng lên. Giờ đây, Trung Quốc có nhiều cơ hội hơn để hòa giải, trong khi Bắc Kinh luôn có mong muốn đóng một vai trò lớn hơn trong nền chính trị thế giới và Trung Đông:

"Rõ ràng là Trung Quốc quan tâm đến vai trò trung gian trong khu vực. Đặc biệt, trong sự đổ vỡ các mối quan hệ Palestine-Israel. Và cuộc họp này ở Bắc Kinh là bằng chứng về đường hướng của ngoại giao Trung Quốc. Tôi tin rằng các tuyên bố Trung Quốc không có khả năng, không thể, không muốn là một cầu thủ quan trọng ở Trung Đông vì những chi phí chính trị là không tương xứng với thực tế".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала