Tàu sân bay Mỹ ở Đà Nẵng: Thời đại mới, nhiệm vụ mới

Đăng ký
53 năm trước,vào tháng 3 năm 1965, các đơn vị đầu tiên của thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng đánh dấu sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Sau đó Robert McNamara, khi đó ở cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc, đã thú nhận rằng, "Mỹ đã nhảy vào một cuộc chiến mà chúng tôi không thể giành được thắng lợi”.

Trong những thập kỷ qua, quan hệ giữa hai nước đã thay đổi triệt để. Tháng 11 năm ngoái, Đà Nẵng đã đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ đến dự Hội nghị thượng đỉnh APEC và sau đó ông đã đến Hà Nội với chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Tại cuộc hội đàm cấp cao nhất, cũng như trong cuộc điện đàm gần đây giữa hai nhà lãnh đạo nhân dịp Tết cổ truyền Mậu Tuất, hai bên đều nhấn mạnh sự quan tâm đến việc duy trì hòa bình và ổn định phạm vi toàn cầu và khu vực. Đặc biệt, hai bên đã xác định lịch ghé thăm cảng Đà Nẵng của Hàng không mẫu hạm nguyên tử của Mỹ USS Carl Vinson có lượng giãn nước khoảng một trăm nghìn tấn, dài 333 m với thủy thủ đoàn bao gồm tổng cộng hơn 5.500 người. Ở Việt Nam một tàu khổng lồ như vậy chỉ có thể vào vịnh Đà Nẵng và Cam Ranh.

Сталелитейное производство в Китае - Sputnik Việt Nam
Mỹ sẽ chặn thép và nhôm nhập khẩu từ Việt Nam?

Không có gì bất thường trong việc một hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm cảng Đà Nẵng vào tháng Ba tới đây, — nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Việt Nam. — Sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ trong năm 1995, các tàu chiến Hoa Kỳ đã nhiều lần ghé thăm các cảng của Việt Nam. Các tàu chiến của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, và nhiều quốc gia khác cũng ghé vào các cảng của Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam.

Cuộc biểu tình của người Mỹ gốc Việt ở Washington, DC - Sputnik Việt Nam
Nước Mỹ - nơi ẩn náu của các tổ chức khủng bố nuôi tinh thần chống Việt Nam
Việc một tàu chiến Mỹ ghé thăm cảng Đà Nẵng không có gì mới mẻ. Tuy nhiên, theo ông Lokshin, điều mới mẻ là các phương tiện truyền thông Mỹ quảng bá sự kiện sắp tới với quy mô lớn chưa từng thấy. Cuộc viếng thăm này được mô tả như một bằng chứng cho thấy rằng, Hoa Kỳ đang hiện diện và sẽ không chấm dứt sự hiện diện ở phía tây Thái Bình Dương. Bằng cách này Hoa Kỳ đáp trả các hành động của Trung Quốc nhằm quân sự hóa các rạn san hô và các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Để đạt thành công trong sự đối đầu với Trung Quốc, Hoa Kỳ tăng cường sức mạnh quân sự trong khu vực, tìm cách thu hút thêm nhiều đồng minh, và rõ ràng chú trọng tới Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh chính sách "ba không" bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, — chuyên gia Nga khẳng định. — Nói về Trung Quốc, nước này đã phản ứng rất thận trọng đối với rùm beng thông tin xung quanh tàu sân bay Mỹ. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Trung Quốc hoan nghênh việc cải thiện quan hệ Mỹ-Việt nếu mối quan hệ này phục vụ mục đích duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực. Điều đó đáp ứng lợi ích của dự án Trung Quốc "Một Vành đai, Một Con đường" bởi vì để thực hiện dự án này cần phải đảm bảo sự ổn định và mối quan hệ hòa bình với tất cả các nước láng giềng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала