Các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ: ít có khả năng Mỹ rút quân khỏi Syria

© AP Photo / Arab 24 networkCác quân nhân Mỹ
Các quân nhân Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, các nhà khoa học chính trị Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét về tuyên bố của Tổng thống Mỹ Trump về ý định của Mỹ sớm rút quân khỏi Syria, cũng như về lời tuyên bố của Tổng thống Pháp Macron về việc Paris sẵn sàng làm trung gian giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Lực lượng dân chủ Syria cũng như đưa thêm quân tới Syria.

Theo các chuyên gia, ít có khả năng các bước đi này sẽ được thực hiện, vì đây là các hoạt động khá tốn kém và có thể mang lại hậu quả mà các bên không lường trước được.

Máy bay Mỹ ở Syria - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Syria đã sẵn sàng phản công trước đòn tấn công của Mỹ
Bình luận về lời tuyên bố của Macron, ông Barış Doster, nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ, nhấn mạnh rằng, theo truyền thống lịch sử Pháp rất quan tâm đến khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt đến Syria.

"Có chú ý đến lập trường và tầm ảnh hưởng của Pháp, cũng như  đến mối quan hệ của nước này với khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt là với Syria, tôi có thể nói rằng, những nỗ lực của Pháp thể hiện bản thân trong vấn đề Syria có sử dụng tuyên bố của Trump về việc rút quân khỏi Syria phản ánh những mâu thuẫn giữa các trung tâm đế quốc cũng như sự tương tác giữa chúng. Đã từ lâu Pháp cố gắng tác động đến những gì đang xảy ra ở Syria, đồng thời, họ đặt cược vào các đơn vị người Kurd trong khu vực. Và lời tuyên bố của Macron được đưa ra vài giờ sau phát biểu của Trump về việc "Pháp tin tưởng vào người Kurd ở Syria" và sẵn sàng đóng vai trò trung gian giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đơn vị tự vệ của người Kurd (YPG) / Đảng Công nhân người Kurd" xác nhận những gì tôi đã nói ở trên,"- ông Doster nhận xét.

Theo ý kiến của ông, ít có khả năng Mỹ sớm rút quân khỏi Syria. Ông Doster nói thêm:

Mỹ tấn công căn cứ quân đội Syria - Sputnik Việt Nam
Bộ Tổng tham mưu Nga nói về kế hoạch Hoa Kỳ oanh tạc Damascus

"15 ngày trước, Trump đã tuyên bố:"Việc rút quân khỏi Iraq là một sai lầm của Obama, tôi không có ý định tái phạm sai lầm tương tự ở Syria". Hơn nữa, đến nay Hoa Kỳ đã đầu tư những khoản tiền lớn vào các đơn vị tự vệ của Đảng Liên minh Dân chủ (PYD), mà Mỹ coi là lực lượng bộ binh của họ. Ví dụ, đến nay Mỹ đã cung cấp cho các nhóm người Kurd 5.000 xe tải với vũ khí và có kế hoạch sử dụng các nhóm này để thành lập quân đội chính quy lên tới 50 nghìn người. Bây giờ trên lãnh thổ Syria có 20 căn cứ của Mỹ. Sau khi đầu tư những khoản tiền lớn như vậy, chắc chắn người Mỹ sẽ không rời khỏi Syria trong tương lai gần", — ông nói.

Về phần mình, chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông ông Bora Bayraktar nhận xét rằng, Pháp đề xuất sáng kiến làm trung gian giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd bởi vì chiến dịch Afrin đã kết thúc có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ.

sân bay Shayrat, Syria - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ sẵn sàng cho cuộc tấn công mới vào Syria

"Chiến dịch Afrin đã được thực hiện trong một thời gian khá ngắn và kết quả của nó đáp ứng lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đó đã giáng một đòn nghiêm trọng vào kế hoạch của Mỹ bảo đảm chỗ đứng trong khu vực với sự giúp đỡ của các đơn vị Kurd. Bây giờ Hoa Kỳ đang tìm kiếm những công cụ mới. Còn có một điểm quan trọng nữa: sự tương tác chặt chẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ —một thành viên NATO — với Nga và Iran tại các hội nghị ở Astana và Sochi về vấn đề Syria. Theo tôi, đây là điểm quan trọng nhất. Sau khi thấy rằng, có những vấn đề không thể được giải quyết bằng cách gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ, phương Tây đang cố gắng giải quyết các vấn đề đó bằng cách xây dựng đối thoại với Ankara. Niềm tin trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ — Mỹ đã bị xói mòn, vì thế họ đang cố gắng xây dựng cuộc đối thoại với Ankara thông qua Pháp. Theo tôi, cuộc điện đàm ngày 27 tháng 3 giữa Trump và Macron có tầm quan trọng lớn. Chúng ta không biết nội dung của nó, nhưng, những tuyên bố được đưa ra sau đó cho thấy rõ điều đó. Trong khi đó, rõ ràng là những sáng kiến như vai trò trung gian giữa quân đội người Kurd và Ankara không thể nhận được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ", — ông Bayraktar nói.

Chuyên gia Bayraktar cũng nhấn mạnh rằng, việc Mỹ rút quân khỏi Syria là một kịch bản rất khó xảy ra.

"Nói về Pháp, theo tôi, nước này vốn có những vấn đề nghiêm trọng với IS, vì thế Paris sẽ không thực hiện những bước đi theo hướng Syria để không thổi phồng chủ nghĩa cực đoan trong người di cư sinh sống trên lãnh thổ Pháp. Theo tôi, tuyên bố của Macron chỉ là một công cụ trong chính sách nội bộ để đánh lạc hướng chú ý của dư luận khỏi các cuộc biểu tình công đoàn vào tuần trước", — ông Bayraktar kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала