Tương lai mù mờ của Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân

© AP Photo / Charlie Riedelvũ khí hạt nhân
vũ khí hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 17 tháng 5 ở New York Đại sứ Nguyễn Phương Nga Đại diện thường trực của CHXHCN Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã chuyển cho Tổng thư ký LHQ bộ tài liệu xác nhận rằng Việt Nam phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân.
Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận với Iran có thể gây nên cuộc khủng hoảng hạt nhân

Hiệp ước này được chuẩn bị tại Liên Hợp Quốc hồi mùa hè năm ngoái. Văn kiện dự trù lệnh cấm hoàn toàn với vũ khí hạt nhân. Các quốc gia ký Hiệp ước nhận trách nhiệm không chỉ không sở hữu vũ khí hạt nhân, mà còn không mua sắm vũ khí hạt nhân từ  nước khác và không tự chế tạo phát triển loại vũ khí này. Các nước như vậy cũng cam kết cấm bố trí vũ khí hạt nhân của nước ngoài cũng như cấm các cuộc thử nghiệm hạt nhân trên lãnh thổ của họ.

Năm ngoái, Hiệp ước đã nhận được sự ủng hộ của 122 nước thành viên Liên Hợp Quốc, nhưng ký kết thì chỉ có 58 quốc gia (nghĩa là chưa đầy một nửa số tán thành), và phê chuẩn còn ít hơn nữa — bởi chỉ có 10 nước. Theo quy định, Hiệp ước có thể bắt đầu hiệu lực nếu văn kiện được ít nhất 50 quốc gia phê chuẩn. Vì sao một văn kiện nhắm tới  mục tiêu hữu ích và cao quý — đảm bảo cho cuộc sống nhân loại trên thế giới vắng bóng đe dọa từ thứ vũ khí đáng sợ nhất là vũ khí hạt nhân — nhưng lại không nhận được sự ủng hộ của đa số quốc gia?

Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nêu quan điểm cho rằng nguyên nhân chính ở đây là trên thế giới hôm nay thiếu vắng sự tin cậy giữa các quốc gia. Ít ai tin là nếu một nước giải trừ vũ khí hạt nhân thì các đối thủ của nước ấy cũng sẽ thủ tiêu vũ khí hạt nhân. Có lẽ rất đúng chỗ để nhớ lại rằng Liên Xô đã vội vàng tập trung chế tạo bom nguyên tử, sau khi đối thủ Hoa Kỳ sở hữu và sử dụng loại bom khủng khiếp này. Ấn Độ bắt đầu chương trình hạt nhân quân sự của mình sau khi diễn ra cuộc thử nghiệm bom nguyên tử  ở Trung Quốc, nước sẵn có hiềm khích với Ấn Độ. Còn Pakistan khi biết Ấn Độ có bom nguyên tử thì cũng chế ra thứ bom đó cho mình. Và những năm tháng vừa qua,  Bắc Triều Tiên là nước thấy cần ráo riết phát triển chương trình tên lửa hạt nhân khi phải đối mặt với chính sách thù địch của Hoa Kỳ.

© Ảnh : Bộ Ngoại giao của Việt NamPhó Thủ tướng Phạm Bình Minh ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân

Có Nga trong số những nước ngay lập tức từ chối ký vào Hiệp ước. Như Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov lý giải,  Matxcơva thấy "không hiện thực" nếu mong đạt được lệnh cấm hoàn toàn về vũ khí hạt nhân trên cơ sở một tài liệu như Hiệp ước vừa đề xuất. Từ lâu rồi (năm 1968) cộng đồng thế giới đã có văn kiện như vậy — đó là Thỏa thuận về không phổ biến vũ khí hạt nhân, là cơ sở thúc đẩy hướng tới một thế giới phi hạt nhân. Việc phấn đấu tới một thế giới phi hạt nhân cần phải gắn với cam kết đảm bảo an ninh chung và ổn định toàn cầu. Theo lời Ngoại trưởng Nga, sự ổn định chiến lược không chỉ bị tác động bởi hiện diện vũ khí hạt nhân mà còn bởi hàng loạt yếu tố khác, chẳng hạn như các vũ khí chiến lược trong việc thực hiện phi hạt nhân, hệ thống phòng thủ chống tên lửa  toàn cầu.

Ngoài Nga, từ chối ký vào Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân còn có các quốc gia khác đang sở hữu vũ khí hạt nhân, trong đó có Hoa Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc, toàn bộ thành viên NATO và tất cả các thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (ngoại trừ Kazakhstan). Nếu tính số dân của những quốc gia không tham gia vào Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân, thì sẽ thấy rằng đó là 60% cư dân của Trái đất.

Federica Mogherini - Sputnik Việt Nam
Mogherini tuyên bố rằng thỏa thuận hạt nhân Iran không cần được bổ sung

Và ngay cả những nước đã phê chuẩn Hiệp ước này cũng sẽ chẳng dễ dàng. Liệu bây giờ Kazakhstan có sẵn sàng bán uranium cho Ấn Độ như vẫn làm trước đây nữa chăng, bởi như thế sẽ vi phạm cam kết Hiệp ước? Liệu các quốc gia nằm dọc bờ biển của những tuyến lưu thông hàng hải lớn, ví dụ như Biển Đông, có thể ngăn chặn việc quá cảnh các tàu mang vũ khí hạt nhân trên khoang mà không sợ phá hỏng quan hệ với nước chủ tàu?

Dù sao chăng nữa, rất đáng ngưỡng mộ và cần tôn trọng những người sẵn sàng đi theo con đường khó khăn để đạt tới tương lai hòa bình cho toàn thể nhân loại. Thậm chí cả khi họ là thiểu số thì cũng không có nghĩa là họ hành xử không đúng, — quan sát viên Piotr Tsvetov kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала