Bamboo Airways. Kế hoạch đầy tham vọng cho một hãng hàng không mới

© Ảnh : Instagram/ Bamboo AirwaysBamboo Airways
Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thị trường hàng không dân dụng tại Việt Nam đang gia tăng. Một hệ quả tự nhiên đối với điều này là sự gia tăng số lượng các hãng hàng không. Cuối năm 2017 hãng hàng không mới Bamboo Airways chính thức được ra đời - "công ty con" của FLC Group (chủ tịch là ông Trịnh Văn Quyết).

Vấn đề cấp giấy phép  vận tải hàng không thương mại cho Bamboo Airways vẫn đang trong giai đoạn tiến hành. Tuy nhiên, công ty hy vọng sẽ bắt đầu các chuyến bay từ đầu năm 2019. Công ty đã xác định các lĩnh vực hoạt động chính, lựa chọn sân bay bản doanh chính: Phù Cát (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 35 km), dự tính phục vụ số hành khách trong giờ cao điểm là 600 người \ giờ, công suất vận chuyển từ 1,5 triệu (bình thường) lên đến 2, 4 triệu (tối đa) hành khách mỗi năm. Vấn đề về đội máy bay rõ ràng hơn. Vào tháng Ba năm 2018, FLC Group đã đặt hàng 24 máy bay Airbus A321NEO cho hãng hàng không Bamboo Airways. Và mơi đây Boeing đã công bố việc đặt hàng 20 chiếc Boeing 787-9 Dreamliner cho hãng hàng không Việt Nam mới.

Máy bay Bamboo Airways A321neo - Sputnik Việt Nam
Bamboo Airways tự tin đến mức kiêu ngạo hoặc có túi tiền thực sự rủng rỉnh

Như có thể thấy từ những thông tin đăng tải trên trang web hãng hàng không https://bambooairway.vn/, mục tiêu chính của hãng — sự phát triển của thị trường du lịch đất nước, cung cấp các chuyến bay trực tiếp giữa các nước tới các khu du lịch tại Việt Nam. Không có gì bí mật khi các khu du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam nằm rất xa các đường hàng không chính. Nhưng Bamboo Airways "gần như không có kế hoạch" bay tới "Tân Sơn Nhất" và "Nội Bài", hơn nữa những sân bay này đang quá tải:  "Tân Sơn Nhất hoạt động trên 110% công suất". Tuy nhiên, gần khu nghỉ dưỡng là sân bay các thành phố Qui Nhơn, Cần Thơ, Nha Trang (Cam Ranh), Hải Phòng. Có một sân bay trên đảo Phú Quốc. Theo nhìn nhận FLC Group và Bamboo Airways, các sân bay này được sử dụng hiệu suất kém: trung bình 38% (ngoại trừ sân bay Cam Ranh).

Ban đầu, để tích lũy "kinh nghiệm bay", công ty dự định khai thác các chuyến bay nội địa Hải Phòng — Quy Nhơn (830 km), Thanh Hóa — Quy Nhơn (764 km). Thanh Hóa — Phú Quốc (1077 km), Thanh Hóa — Nha Trang (918 km), Hải Phòng — Nha Trang (995 km). Sau đó, dần dần mở các chuyến bay quốc tế trong khu vực đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc (bao gồm Hong Kong), Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Philippines. Và trong dài hạn —  "nhắm" vào các tuyến đường hàng không cực dài: tới Mỹ và châu Âu.

Kế hoạch của hãng hàng không trẻ Việt Nam không phải là viễn tưởng. Nhiều hãng hàng không, kể cả hãng hàng không quốc gia hàng đầu Việt Nam — Việt Nam Airline — cũng bắt đầu như vậy. Trong bài bình luận dành cho Sputnik, Oleg Panteleyev, chuyên gia Nga về hàng không dân dụng, đứng đầu dịch vụ phân tích "Aviaport" lưu ý:

"Có rất nhiều ví dụ về các doanh nghiệp lập ra hãng hàng không tập trung vào thị trường ngách cụ thể, chẳng hạn như dịch vụ vận chuyển du lịch trong một khu vực cụ thể. Tùy thuộc vào thị trường du lịch, các dự án này có thể nhanh chóng "cất cánh" và cung cấp các chỉ số tốt cho số ghế trên năng suất vận chuyển. Nhưng họ cũng có thể đối mặt với những vấn đề không lường trước được, mà người vận chuyển sẽ không quyết định được. Ví dụ về các thảm họa thiên nhiên trong khu vực (sóng thần năm 2004 ở Thái Lan đã dẫn đến nhiều người thiệt mạng, phá hủy cơ sở hạ tầng và các dòng chảy của khách du lịch), hoặc sự lây lan của bệnh truyền nhiễm (những câu chuyện giật gân với "cúm gia cầm" và "SARS" dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu vận tải hàng không).

Đại gia Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam
Ông Trịnh Văn Quyết đã sang tận trụ sở Boeing, chốt xong hợp đồng mua 20 máy bay (Video)

Do đó, có thể giả định rằng phương hướng phục vụ các khu nghỉ dưỡng địa phương là nền tảng tốt để bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững lâu dài sẽ yêu cầu sự đa dạng hóa và giao lưu tiếp cận với các thị trường khác." - chuyên gia Nga về thương mại du lịch hàng không Oleg Panteleev nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia khác của Sputnik, phi công Makar Aksenenko, Bamboo Airways có thể gặp phải một số vấn đề.

"Tổ hợp du lịch và nghỉ dưỡng của Việt Nam có tiềm năng thương mại rất lớn. Điều này được tạo ra bởi yếu tố thiên nhiên, khí hậu thuận lợi, và những thành tựu của y học cổ truyền Việt Nam. Triển vọng cho ngành công nghiệp du lịch của Việt Nam để tồn tại trong cuộc cạnh tranh du lịch với các nước láng giềng — Trung Quốc và Thái Lan — là khá thuận lợi. Việc này làm tăng cao nhu cầu phát triển và vận chuyển hành khách. Tuy nhiên, liệu các công ty du lịch nước ngoài lớn đang hoạt động và các hãng hàng không thuê bao có khả năng vận chuyển  lưu lượng hành khách lớn theo mùa ở khoảng cách trung bình và xa, có dễ dàng nhường chỗ trong thị trường giao thông du lịch? Theo tôi phù hợp hơn là việc lập ra một công ty hoạt động trong liên minh với các hãng hàng không lớn, hơn là bắt đầu với việc tạo ra hãng hàng không nhằm mục đích vận chuyển đường dài số lớn khách du lịch. Bằng cách này, sẽ cho phép các hãng hàng không Việt Nam  bay tới các điểm nghỉ mát khác trong mùa bất lợi cho du lịch tại Việt Nam".

Đối với đội máy bay tương lai của Bamboo Airways và những đơn đặt hàng ban đầu khi chưa có giấy phép vận chuyển, các chuyên gia Sputnik có ý kiến khác nhau. Người đứng đầu dịch vụ phân tích "Aviaport" Oleg Panteleyev xem xét các bước của hãng hàng không Bamboo Airways:

"Thực tế là việc mua máy bay mới cần phải xếp hàng nhiều năm. Vì vậy, thuận lợi nhất là nên đặt hàng mua máy bay từ trước, và bắt đầu bằng máy bay cho thuê. Airbus A321NEO và Boeing 787-9 Dreamliner là một trong những máy bay hiệu quả nhất trên thế giới về chi phí hành khách / km. Airbus A321NEO khá linh hoạt — có thể làm việc một cách hiệu quả trên quãng đường vừa phải vận chuyển hành khách đến các thị trấn nghỉ mát, nhưng nó cũng có thể thực hiện chuyến bay kéo dài nhiều giờ với tải trọng vừa phải, để khai thác hướng bay, mà sau đó sẽ được sử dụng rộng rãi với Boeing Dreamliner có sức chở lớn hơn".

Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và Phó Chủ tịch Boeing Dinesh Keskar thực hiện lễ ký kết. - Sputnik Việt Nam
Bamboo Airways của đại gia Trịnh Văn Quyết "chơi lớn"

Theo phi công Makara Aksenenko, hãng hàng không trẻ khó ngay lập tức mua ngay lô hàng số lượng lớn (20 chiếc) Boeing 787-9 Dreamliner:

"Airbus A321NEO có thể được sử dụng thành công trên các chuyến bay nội địa và các tuyến bay đến các quốc gia ATP khác. Hơn nữa, loại máy bay này cũng được các phi công Việt Nam điều khiển thành thạo. Nhưng để sử dụng một loại máy bay hoàn toàn mới, cần phải tạo ra cơ sở mặt đất và đào tạo lại phi công (với công suất vận chuyển hành khách chưa rõ ràng)? Theo tôi, đó không phải ý tưởng hợp lý nhất. Giải pháp thay thế cho Boeing 787-9 Dreamliner có thể là một số lượng giới hạn máy bay tầm xa Airbus A330 NEO.  Họ có thể "khai thác" các hướng bay tầm xa đến châu Âu và Mỹ. Việc đào tạo lại các phi công đã bay trên Airbus để điều khiển NEO 330, sẽ mất không quá một tuần. Đặc biệt, các phi công Việt Nam có thể dựa vào sự hỗ trợ nhất định trong vấn đề này từ các đồng nghiệp người Pháp ở Airbus, trái ngược với sự rất khó lường tại thời điểm của người Mỹ…"

Tuy nhiên, quyết định về loại máy bay nào được sử dụng, hoàn toàn còn lại sẽ do chính hãng hàng không Bamboo Airways quyết định. Nhưng một điều có thể nói: dự án hãng hàng không mới của Việt Nam với viễn cảnh làm chủ các tuyến bay trung bình và dài là rất thực tế.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала