Lính Trung Quốc hiểu "Vòng tròn bất tử" là lời thề bảo vệ Gạc Ma. Và cuộc thảm sát bắt đầu

© Ảnh : Nguyễn Viết Thái/PetroTimes Tập trận bắn đạn thật trên đảo Thuyền Chài.
Tập trận bắn đạn thật trên đảo Thuyền Chài. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Thật ghê rợn khi thấy những họng súng của hải quân Trung Quốc xé nát Gạc Ma trong khi những người lính Việt Nam hoàn toàn không có khả năng tự vệ"- Trung tá James G. Zumwalt viết.

Mới đây, ông James G. Zumwalt, cựu trung tá thủy quân lục chiến Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và hiện là đại diện NXB Fortis, Florida (Mỹ) đã đến TP.HCM ký bản quyền tiếng Anh cuốn sách "Gạc Ma — Vòng tròn bất tử" để xuất bản ở Mỹ và dự kiến phát hành toàn cầu trong năm 2018. 

Anh hùng Vũ Huy Lễ và sĩ quan, thủy thủ tàu HQ-505, tháng 4/1988 - Sputnik Việt Nam
Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma? Vấn đề sống còn đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam

Ông James G. Zumwalt là con trai Đô đốc Elmo Zumwalt — tư lệnh Hải quân Mỹ thời Chiến tranh Việt Nam, và là tác giả cuốn sách khá nổi tiếng "Chân trần, Chí thép" viết về ý chí của người Việt trong cuộc chiến chống lại người Mỹ xâm lược.

Nhân dịp này, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả trích lược bài viết của ông Zumwalt về sự kiện Gạc Ma 1988.

Cuộc thảm sát tàn bạo

Đội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Thảm sát Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu của Việt Nam trước Trung Quốc
Ba thập kỷ trước, một trong những tội ác tàn bạo nhất của thế kỉ XX đã xảy ra. Và vào ngày 10 tháng 7 năm nay, một nhà xuất bản ở Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc họp báo ra mắt sách được chính phủ cấp phép viết về sự kiện này.

Có mặt ở đó sẽ là những người sống sót, vốn rất ít, cùng gia đình của những chiến sĩ quả cảm đã mãi mãi không trở về.

Cuộc thảm sát tàn bạo ấy diễn ra ở bãi đá Gạc Ma, được biết đến trên các bản đồ của phương Tây với tên gọi Johnson South Reef, thuộc quần đảo Trường Sa.

Vào tháng 3 năm 1988, lường trước khả năng Trung Quốc sẽ chiếm đóng các bãi đá này, hai tàu vận tải Việt Nam là HQ-604 và HQ-605, đã đưa 73 binh sĩ lên Gạc Ma để thực thi chủ quyền quốc gia.

© Ảnh : Nguyễn Viết Thái/PetroTimesSau trận hải chiến Gạc Ma, chúng ta đã có nhiều buổi lễ truy điệu 64 liệt sĩ hy sinh anh dũng trong trận chiến này. Trong ảnh là lễ truy điệu ở Cam Ranh, Khánh Hòa.
Sau trận hải chiến Gạc Ma, chúng ta đã có nhiều buổi lễ truy điệu 64 liệt sĩ hy sinh anh dũng trong trận chiến này. Trong ảnh là lễ truy điệu ở Cam Ranh, Khánh Hòa. - Sputnik Việt Nam
Sau trận hải chiến Gạc Ma, chúng ta đã có nhiều buổi lễ truy điệu 64 liệt sĩ hy sinh anh dũng trong trận chiến này. Trong ảnh là lễ truy điệu ở Cam Ranh, Khánh Hòa.

Các chiến sĩ Việt Nam tham gia giữ chủ quyền ở Gạc Ma - Sputnik Việt Nam
Thảm sát ở Gạc Ma 1988: Thế giới cần biết hành động xâm lược tàn bạo của Trung Quốc
Hai chiếc tàu này chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ, như những phương tiện vận tải, không thể trở thành mối đe dọa quân sự nghiêm trọng.

Sau khi đưa được binh sĩ lên đảo vào cuối ngày 13 tháng Ba, hai chiếc tàu này di chuyển đến 2 đảo san hô lân cận khác.

Rạng sáng hôm sau, những người lính Việt Nam trên đảo Gạc Ma phát hiện được một lực lượng hải quân Trung Quốc gồm tàu vận tải, quân đổ bộ và các tàu khu trục đang tiến đến gần. Bên phía Trung Quốc có thể nhìn thấy quốc kỳ Việt Nam đang tung bay trên Gạc Ma và một đảo san hô khác là Cô Lin.

Những người lính Việt Nam quan sát được một số xuồng máy chở đầy thủy quân lục chiến Trung Quốc được vũ trang đầy đủ, lao ra khỏi tàu và hướng đến Gạc Ma.

Không có chỗ che chắn hoặc nơi ẩn nấp, các chiến sĩ Việt Nam lập tức tạo thành một vành đai phòng thủ 360 độ — với lá cờ của họ tự hào tung bay ở trung tâm — một thế trận về sau được gọi là "vòng tròn bất tử".

© Ảnh : QĐNDTàu SB -28 đang kéo tàu HQ-614. (Ảnh tư liệu)
Tàu SB -28 đang kéo tàu HQ-614. (Ảnh tư liệu) - Sputnik Việt Nam
Tàu SB -28 đang kéo tàu HQ-614. (Ảnh tư liệu)

Đại tướng Lê Đức Anh ở quần đảo Trường Sa năm 1988 ( - Sputnik Việt Nam
Thảm sát Gạc Ma: Lời thề của Đại tướng Lê Đức Anh ở Trường Sa năm 1988
Người Trung Quốc hiểu rằng hành động ấy là tuyên bố cho quyết tâm bảo vệ Gạc Ma bằng mọi giá của những người lính Việt Nam. Họ bắt đầu cho quân đổ bộ để đánh chiếm đảo.

Trong trận chiến ác liệt diễn ra sau đó, một thiếu úy người Việt đã ôm chặt lá cờ để ngăn kẻ thù đoạt lấy. Anh bị bắn vào đầu vì hành động này. Lá cờ ngay lập tức được nhặt lên bởi Nguyễn Văn Lanh, người đã giữ nó cho đến cả khi bị thương.

Trận chiến kết thúc và những người lính Việt Nam vẫn giữ được trận địa, họ vui mừng khi nhìn thấy lính Trung Quốc rút lui và quay về tàu của mình. Tuy nhiên, đó chỉ là những niềm vui ngắn ngủi.

Thành viên thủy thủ đoàn Hạm đội Hải quân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Sự kiện Gạc Ma không phải hải chiến mà là một vụ thảm sát của Trung Quốc
Nguyễn Văn Lanh, người sống sót một cách thần kỳ sau những vết thương nghiêm trọng, cùng với các đồng đội đã phải hứng chịu một cuộc oanh tạc dữ dội bằng pháo và súng máy từ các tàu chiến Trung Quốc. Mặc dù hai tàu vận tải của Việt Nam không cho thấy bất kỳ mối đe dọa nào bởi người Trung Quốc đã nằm ngoài tầm bắn của họ, chúng cũng bị bắn chìm.

Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông

Đã có một video ghi lại toàn bộ diễn biến trận giao tranh ấy. Thật ghê rợn khi thấy những họng súng của hải quân Trung Quốc xé nát Gạc Ma trong khi những người lính Việt Nam hoàn toàn không có khả năng tự vệ. Co cụm giữa trận địa của Vòng tròn bất tử, họ chỉ đơn giản chờ đợi một cái kết không thể tránh khỏi.

Đội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Thảm sát Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu của Việt Nam trước Trung Quốc
Video ấy khiến người xem không thể tin vào mắt mình bởi những người lính Việt Nam đã bị tàn sát dã man. Người ta chỉ có thể tưởng tượng sự bất lực mà họ cảm thấy khi người Trung Quốc tàn nhẫn xuống tay.

Sáu mươi tư chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh ngày hôm đó. Chín người sống sót, tính cả Lanh, bị người Trung Quốc giam cầm 3 năm trước khi được thả.

Ngày nay, Trung Quốc đã chiếm đóng Gạc Ma, biến nó thành một hòn đảo nhân tạo có căn cứ quân sự cùng một sân bay. Ngoài ra, trên đảo còn được trang bị tên lửa đất đối đất và đất đối không.

Kể từ vụ thảm sát Gạc Ma, Trung Quốc ngày càng tăng cường sự bành trướng ở Biển Đông. Chiến lược của của họ là sử dụng sự đe dọa đến từ sức mạnh quân sự, vốn không bị thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng khu vực nào, làm nền tảng cho việc tuyên bố chủ quyền — những tuyên bố trái với luật pháp quốc tế.

cờ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Tướng Thước nói về cuộc chiến Gạc Ma 14-3-1988
Trung Quốc tiếp tục tuyên bố chủ quyền các khu vực khác nhau trên Biển Đông một cách bất hợp pháp để xây dựng các đảo nhân tạo, không hề đếm xỉa đến những tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác.

Điều này khiến Hoa Kỳ phải tiến hành các cuộc tuần tra tự do hàng hải trong khu vực. 

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc liên tục phản đối và cáo buộc rằng các hoạt đồng này của Hoa Kỳ là bất hợp pháp.

Một hằng số tồn tại nghìn năm trong nền độc lập của Việt Nam là những cuộc đối đầu lịch sử với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa hai bên — gần đây nhất là cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1979. Việt Nam lại một lần nữa đánh bại Trung Quốc trong cuộc xung đột đó — điều mà Trung Quốc không bao giờ quên.

Đảo Len Đao - Sputnik Việt Nam
Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong chiến dịch Chủ quyền 1988
Theo một cách nào đó, người Trung Quốc có thể đã xem những chính sách hung hăng của họ đối với Việt Nam trên Biển Đông như một cách để vớt vát thể diện.

Hiển nhiên, chính sách tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực là một cái tát vào luật pháp quốc tế. Trớ trêu là, nó có thể khiến hai nước, vốn là đối thủ cũ của nhau — Mỹ và Việt Nam — cùng phản kháng.

Địa chính trị đôi khi tạo nên những tình huống kỳ lạ!

Trung tá Mỹ James G. Zumwalt

Theo: Trí Thức Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала