Nhà khoa học chính trị nói về "Pháo đài Trump": chính quyền Ba Lan học kém môn lịch sử

© AP Photo / Pablo Martinez MonsivaisDonald Trump
Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ba Lan có kế hoạch triển khai căn cứ quân sự Mỹ "Pháo đài Trump" trên biên giới phía đông hoặc đông bắc. Nhà phân tích chính trị Vladimir Bruter trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik bày tỏ quan điểm về những gì mà sáng kiến của Ba Lan có thể đưa lại.

Ba Lan muốn đặt căn cứ quân sự Mỹ trên biên giới phía đông hoặc đông bắc, chánh Văn phòng Thủ tướng Ba Lan Michal Dvorchik nói trên sóng đài phát thanh RMF FM.

"Vẫn còn quá sớm để nói về địa điểm cụ thể. Tuy nhiên có thể nói một cách chắc chắn: chúng tôi muốn thấy quyết định như vậy được thông qua, để một căn cứ được đặt ở đâu đó trên sườn phía đông — ở phía đông bắc hoặc phía đông của Ba Lan" — Dvorchik cho biết.

Các quân nhân Mỹ tại Ba Lan - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: căn cứ ở Ba Lan sẽ cho phép Mỹ chuyển vũ khí tới gần biên giới Nga
Đồng thời, ông khẳng định rằng căn cứ Mỹ cần phải bảo đảm an ninh cho Ba Lan. "Mọi người đều hiểu rằng một quyết định về việc triển khai căn cứ Mỹ ở Ba Lan sẽ là một sự kiện rất lớn, ảnh hưởng rõ ràng tới an ninh của khu vực và, tất nhiên, của Ba Lan", Dvorchik nói.

Ngày thứ ba 18 tháng Chín, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu Hoa Kỳ hiện vẫn đang xem xét khả năng đặt căn cứ Mỹ thường trực ở Ba Lan, và Warsaw đã sẵn sàng để trả tiền cho điều đó "hàng tỷ và hàng tỷ đô la". Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nhắc lại Warsaw hy vọng sẽ thiết lập một căn cứ quân sự thường trực tại Ba Lan, và thậm chí còn đề xuất tên gọi — Pháo đài Trump ("Fort Tramp"). Trước đó, Ba Lan đề xuất Mỹ bố trí sư đoàn thiết giáp thường xuyên trên lãnh thổ đất nước, và chịu các chi phí — khoảng 1.5-2 tỷ USD. Đề xuất được đưa ra bên ngoài khuôn khổ NATO, trên cơ sở song phương.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng các phu nhân trong cuộc gặp tại Warsaw - Sputnik Việt Nam
Warsaw sẵn sàng trả hàng tỷ đô la cho căn cứ quân sự Mỹ
Nhà phân tích chính trị của Viện Quốc tế về Nghiên cứu chính trị — nhân đạo Vladimir Bruter trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik bày tỏ quan điểm cho rằng việc triển khai các căn cứ quân sự Mỹ ở Ba Lan sẽ chỉ dẫn đến gia tăng căng thẳng trong khu vực Đông Âu.

"Sáng kiến của ​​Ba Lan cho thấy rõ họ gia tăng hành động để kìm giữ Nga trên biên giới phía tây. Nếu Hoa Kỳ và  Ba Lan cho rằng điều đó sẽ làm dịu tình hình ở Đông Âu và làm cho dễ dự đoán hơn, cá nhân tôi tin rằng không phải như vậy. Sẽ làm cho tình hình căng thẳng hơn, bởi vì, rõ ràng, sẽ buộc Nga phải đáp trả. Những người cố gắng bố trí lực lượng vũ trang mới ở Đông Âu phải nhận ra rằng việc này chỉ làm thổi bùng căng thẳng, còn theo lịch sử chúng ta nhớ rằng Đông Âu có lẽ là nơi dễ bùng nổ nhất trên thế giới. Tôi nghĩ rằng việc đó (triển khai căn cứ quân sự Mỹ) chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo Ba Lan chưa học thuộc bài ", Vladimir Bruter nói.

Theo ông, quyết định của Warsaw đặt căn cứ quân sự Mỹ trong nước không chỉ xuất phát từ mong muốn làm hài lòng Washington.

"Tôi nghĩ rằng đó không chỉ để thể hiện lòng trung thành với Mỹ. Ba Lan coi mình là một thực thể nghiêm túc, thực tế là tay chơi lớn duy nhất ở Đông Âu và đang cố gắng xây dựng tính độc đáo của mình. Tuy nhiên, thảm họa xảy ra cho Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cho thấy Ba Lan đã phóng đại vai trò và tầm quan trọng của mình. Một chính phủ cánh hữu hiện tại ở Ba Lan cũng ảnh hưởng đến điều đó. Và có nhiều khả năng, từ sáng kiến này (căn cứ Mỹ ở Ba Lan), không nhận được điều gì tốt đẹp, nhưng sẽ còn lại những tàn dư", nhà phân tích kết luận.

Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của Mỹ - Sputnik Việt Nam
Căn cứ Mỹ ở Ba Lan nguy hiểm cho Donald Trump như thế nào?
Gần đây, chủ đề về mối nguy hiểm quân sự, được cho là bắt nguồn từ Nga, đang tích cực được thảo luận tại Ba Lan. Liên quan đến vấn đề này, đã thông qua chương trình tăng mạnh quân số quân đội Ba Lan, bố trí đồn trú tiểu đoàn đa quốc gia NATO và Lữ đoàn thiết giáp quân đội Mỹ tại đây. Ba Lan đã chính thức đề xuất phân bổ tới 2 tỷ USD để triển khai sư đoàn bọc thép Mỹ trên lãnh thổ của mình.

Moskva đã nhiều lần nhấn mạnh sẽ không bao giờ tấn công bất kỳ quốc gia NATO nào. Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, NATO nhận thức rõ việc Liên bang Nga không có kế hoạch tấn công bất cứ ai, nhưng họ lợi dụng dịp này để bố trí nhiều tiểu đoàn và  thiết bị hơn nữa ở gần biên giới với Nga.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала