Tại sao Mỹ muốn đẩy Huawei ra khỏi khu vực Thái Bình Dương?

© Sputnik / Kirill Kallinikov / Chuyển đến kho ảnhHuawei
Huawei - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỹ đang cố gắng đẩy hãng viễn thông Trung Quốc Huawei ra khỏi khu vực Thái Bình Dương và ngăn chặn kế hoạch của Trung Quốc xây dựng mạng lưới internet ở Papua New Guinea.

Trong cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông Úc, Tham tán Hoa Kỳ tại Úc James Caruso cho biết rằng, Mỹ cùng với Úc và Nhật Bản đang phát triển một gói thầu cạnh tranh nhằm ngăn Huawei Technologies xây dựng cơ sở hạ tầng internet ở Papua New Guinea. Tại sao Úc chống lại kế hoạch của Trung Quốc xây dựng mạng di động quốc gia cho New Guinea? Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Yang Danzhi từ Trung tâm Nghiên cứu về an ninh khu vực thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc lưu ý rằng, mục tiêu chính của ba nước này là ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

© Ảnh : Huawei Technologies CoKế hoạch của Huawei Trung Quốc xây dựng mạng lưới internet ở Papua New Guinea.
Kế hoạch của Huawei Trung Quốc xây dựng mạng lưới internet ở Papua New Guinea.  - Sputnik Việt Nam
Kế hoạch của Huawei Trung Quốc xây dựng mạng lưới internet ở Papua New Guinea.

Huawei - Sputnik Việt Nam
Quyết định của Ấn Độ về việc loại bỏ công ty Trung Quốc có ảnh hưởng thế nào?
Papua New Guinea (PNG) là quốc gia nhận tài trợ lớn nhất của Trung Quốc ở Châu Đại Dương. Bắc Kinh hứa sẽ phân bổ tới 6 tỷ đô la để hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trong đó 5 tỷ đô la dành cho Papua New Guinea. Đến nay PNG đã nhận được 400 triệu USD, khoản tiền này là đủ để đáp ứng một số nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong nước.

Ví dụ, 200 triệu đô la là đủ để lắp đặt tuyến cáp internet dưới biển và cung cấp dịch vụ  internet băng thông rộng. Đây là giá trị của bản hợp đồng mà Huawei và Telikom PNG của Papua New Guinea đã ký kết vào năm 2013. Trong khuôn khổ dự án này hãng Trung Quốc đã có ý định lắp đặt tuyến cáp kết nối năm thành phố lớn nhất trong nước, bao gồm thủ đô Port Moresby. Ngân hàng Exim của Trung Quốc là người tài trợ dự án.

Nhưng, Mỹ cùng với Úc và Nhật Bản đang phát triển các dự án thay thế để lắp đặt tuyến cáp cho PNG. Trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông Úc, ông James Caruso nhấn mạnh rằng, toàn bộ ý tưởng ở đây là để cung cấp thêm những lựa chọn thay thế cho PNG, chứ không phải để nói rằng: Đừng làm ăn với Trung Quốc. Như vậy, ông Caruso muốn nói, đây là sự cạnh tranh bình thường.

chip Kirin 980 - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc phát triển các ngành thay thế nhập khẩu
Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào khu vực này đang gia tăng. Đáp trả điều đó Mỹ cũng cố gắng đầu tư vào các nước trong khu vực. Vào tháng 7 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thông báo rằng, Hoa Kỳ sẽ đầu tư 113 triệu đô la vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Động cơ cho sự cạnh tranh với Trung Quốc không phải là kinh tế, mà là chính trị. Đây là ý kiến của chuyên gia Yang Danzhi từ Trung tâm Nghiên cứu về an ninh khu vực thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc.

Trong nhiều năm liền, Úc là nhà đầu tư và động lực chính cho sự phát triển của khu vực Thái Bình Dương. Do đó, nước này đặc biệt đau đớn vì Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Vào tháng Sáu, chính phủ Úc (khi đó người đứng đầu chính phủ là Malcolm Turnbull) đã tuyên bố rằng, Australia có ý định xây dựng tuyến cáp Internet dưới biển dài 4.000 km đến quần đảo Solomon. Úc sẵn sàng đầu tư 136 triệu đô la vào dự án, cốt để nó không rơi vào tay Trung Quốc. Ban đầu hợp đồng lắp đặt cáp dưới biển đã được ký kết với Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó quần đảo Solomon hủy thỏa thuận ký với Tập đoàn Huawei dường như vì lý do an ninh và ký kết thỏa thuận với Úc. Thủ tướng Turnbull cũng cho biết rằng, ông đang đàm phán với Vanuatu về hiệp ước an ninh. Điều này xảy ra sau khi trên các phương tiện truyền thông xuất hiện những tin đồn về việc Trung Quốc muốn xây dựng một căn cứ hải quân ở Vanuatu. Ngay sau đó chính quyền Vanuatu đã phủ nhận những giả định này. Tuy nhiên, rõ ràng, Úc không loại trừ khả năng kịch bản này, vì vậy họ muốn tăng cường vị thế của mình trong khu vực.

Smartphone Huawei - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc có thể làm cho thế giới sẽ không còn điện thoại thông minh?
Cuối cùng, Australia cấm cửa hai gã khổng lồ của Trung Quốc — Huawei và ZTE — tham gia dự án lưới viễn thông 5G trong nước. Theo chuyên gia Yang Danzhi, tất cả những biện pháp này nhằm mục đích làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Vấn đề là ở chỗ: tham vọng địa chính trị của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đánh vào những người bình thường. Dự án thay thế của Mỹ sẽ kéo dài bao lâu, giá trị là bao nhiêu? Chưa có câu trả lời. Huawei giải thích sự thành công toàn cầu của mình bởi thực tế rằng, họ phát triển các dự án chất lượng tốt, giá cả vừa phải cho các nước đang phát triển. Đại diện của Huawei nhấn mạnh rằng, ngay cả ở Úc những người tiêu dùng sẽ cảm thấy khó chịu sau khi chính phủ cấm cửa công ty Trung Quốc tham gia dự án lưới viễn thông 5G. Trong nhiều giải pháp cho cơ sở hạ tầng mạng của các nước khác có các thành phần của Trung Quốc. Ngoài ra, sau khi Huawei bị cấm tham gia dự án này càn phải tái cơ cấu chuỗi cung ứng. Kết quả là, Úc sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng 5G, nhưng, dự án này sẽ không chỉ đắt hơn mà còn kéo dài lâu hơn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала