"Sự thất hứa" của Bộ Giáo Dục: Quản không được là... cấm, cấm không được thì... phạt?

© Ảnh : Quang KhuêNữ sinh Việt Nam
Nữ sinh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đừng vì một vài gam màu xám mà làm cho cả bức tranh giáo dục tối. Và mỗi người thầy hãy vì lương tâm nghề nghiệp mà đừng để việc dạy kèm cho học trò trở thành... biến tướng, báo Người đưa tin trích tâm thư của một giáo viên về xử phạt dạy thêm.

Xung quanh dự thảo nghị định xử phạt hành chính trong giáo dục mới đây được bộ GD&ĐT lấy ý kiến dư luận, báo Người Đưa Tin nhận được bức thư của một giáo viên Ngữ văn tại Hải Dương. Chúng tôi xin gửi đến độc giả nguyên văn bức tâm thư của giáo viên này.

PGS.TS.Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT - Sputnik Việt Nam
'Lương giáo viên không đủ sống lấy đâu nộp phạt đến 30 triệu đồng?'

"Tôi đã từng nghe đâu đó nói rằng bất cứ nghề nào cũng có thể tạo ra những phế phẩm, chỉ riêng ngành giáo dục thì không. Và muốn phá huỷ quốc gia nào hãy phá huỷ nền giáo dục của quốc gia ấy. Nhận thức được vai trò của giáo dục nên từ xưa đến nay giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Mọi vấn đề liên quan đến giáo dục đều được dư luận xã hội rất quan tâm, trong đó không thể không nói đến vấn đề dạy thêm học thêm. Dư luận xã hội có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, người ủng hộ, người bức xúc, kiên quyết muốn loại bỏ và đâu đó trên các phương tiện truyền thông, tôi thấy người ta gọi đó là… vấn nạn. Gần đây dự thảo về việc phạt tiền với giáo viên dạy thêm cũng thu hút được nhiều quan tâm.

Là 1 người trong nghề, tôi xin mạnh dạn nói lên đôi điều cảm nhận chủ quan của mình về vấn đề này.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
Giáo viên Toán "thách đố" Bộ trưởng Bộ Giáo dục dạy Toán lớp Một
Thế nào là dạy thêm? Dạy thêm lâu nay được hiểu là dạy ngoài giờ học chính khoá.

Vậy tại sao lại nảy sinh dạy thêm và học thêm?

Trước hết cần nhận thấy dạy thêm học thêm xuất phát từ nhu cầu xã hội. Giáo viên chúng tôi cũng như nhiều ngành nghề khác trong xã hội, đều lao động bằng công sức của mình, nó là thời gian, là trí tuệ và cả tâm huyết. Thử hỏi với chương trình học và thi như hiện nay, chỉ với các giờ học chính khoá liệu học sinh có đủ kiến thức và kĩ năng để thi cử. Hẳn chúng ta còn nhớ những ngỡ ngàng, băn khoăn và cả nước mắt của các sĩ tử trong kì thi THPT quốc gia vừa qua.

Hồ Thanh Bình, con trai GS Hồ Ngọc Đại - Sputnik Việt Nam
Con trai GS Đại, cháu ngoại cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và chuyện tình báo Trung Quốc
Đề thi nhất là các môn tự nhiên như là… một lời thất hứa của bộ Giáo Dục & Đào tạo bởi nếu chỉ học trong sách giáo khoa có lẽ các em không thể… nuốt nổi khối kiến thức đồ sộ gồm cả chiều rộng và chiều sâu như đề bài nêu ra. Bản thân tôi là giáo viên dạy Ngữ Văn Trung học phổ thông, trường chúng tôi là trường loại 2 (trước là mô hình bán công, lấy điểm xét sau khi các trường công lập đã tuyển đủ), có thể nói phần lớn học sinh ở trường tôi các em yếu về kiến thức và cả kĩ năng.

Với chương trình như hiện nay, riêng về mảng đọc văn, bài nào dài được chia làm 2 tiết, còn lại hầu như 1 tiết. Rất khó khăn để chúng tôi cug cấp cho các em đủ kiến thức để… thi cử trong khi viết 1 đoạn văn với các em cũng là cả 1 vấn đề lớn. Nếu không kèm thêm ở buổi phụ đạo, hầu như… chữ cô trả cô. Môn xã hội còn vậy, tự nhiên cần đến tư duy lại càng khó khăn gấp bội. Với ngoại ngữ thì đúng là… như học mật mã.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
'Tài năng như Bộ trưởng mà không dám từ chức?'
Với những khó khăn như vậy, thiết nghĩ việc học phụ đạo, phân chia các em thành từng nhóm nhỏ dựa vào học lực để có phương pháp dạy phù hợp từng đối tượng là điều cần thiết.

Giáo dục là lĩnh vực mang tính đặc thù, sản phẩm của giáo dục là tri thức và nhân cách. Các mối quan hệ trong giáo dục được nhìn nhận ở các quy chuẩn đạo đức nên thiết nghĩ rất cần sự cân nhắc hợp lí chứ không chỉ là quản không được là… cấm, cấm không được thì… phạt tiền. Chưa kể dự thảo về việc phạt tiền ở các mức khác nhau trong dạy thêm học thêm có phần… khó khả thi. Ai sẽ là người đi sâu kiểm tra xem người dạy cắt xén chương trình chính khoá để dành… dạy ở phụ đạo mà phạt từ 6.000.000 đến 8.000.000. Rồi "ép buộc học sinh học thêm" phạt từ 8.000.000 đến 10.000.000. Vậy thế nào là "ép buộc"?

GS Hồ Ngọc Đại ký tặng bộ sách Công nghệ giáo dục - Sputnik Việt Nam
40 năm vẫn "thực nghiệm": GS Đại sinh nhầm thời hay nền giáo dục ngồi nhầm chỗ?
Thay vì đề ra các quy định, chế tài, tôi nghĩ cần có cái nhìn xa hơn để làm sao hạn chế việc dạy thêm học thêm tiến tới không còn phải dạy thêm học thêm. Hãy giảm chương trình học, hãy giảm áp lực thi cử cho học trò, giảm căn bệnh thành tích đã ăn sâu bám rễ vào tư duy của cả nền giáo dục ta lâu nay. Đừng phạt tiền bởi khi người ta không muốn, người ta sẽ tìm lí do, còn khi đã… muốn thì sẽ tìm ra cách. Và liệu các quy định có kịp để chạy theo muôn vàn cách ấy hay không??

Tất nhiên không phải ngẫu nhiên mà dư luận gọi dạy thêm là vấn nạn. Đâu đó vẫn còn việc… ép học, biến môi trường sư phạm thành thương mại dịch vụ hoá. Thiết nghĩ để hạn chế vấn đề này cần có sự đổi thay từ nhiều phía chứ không hẳn chỉ từ phía… người thầy. Tôi thât sự xót xa và chạnh lòng khi chứng kiến việc giáo viên dạy thêm bị lùng như… lùng tội phạm và như đang làm điều bất chính. Thực tế còn rất nhiều giáo viên sẵn lòng phụ đạo thêm, kèm riêng mà không hề tính đến thu nhập.

Nên chăng sẽ chẳng có gì sai trái, chẳng phải phạt tiền khi việc học là… nhu cầu chính đáng của học trò. Đừng vì một vài gam màu xám mà làm cho cả bức tranh giáo dục tối. Và mỗi người thầy hãy vì lương tâm nghề nghiệp mà đừng để việc dạy kèm cho học trò trở thành… biến tướng. Bởi "dưới ánh mặt trời không gì cao quý hơn nghề dạy học".

Giáo viên giấu tên, tiêu đề do tòa soạn đặt lại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала