“NATO vẫn đang giết chúng tôi”: Những con số ghê rợn từ bước đầu điều tra hệ quả oanh tạc

© Ảnh : Public domainBelgrad
Belgrad - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ở Serbia, sau những trận oanh tạc năm 1999, tỷ lệ mắc các thể loại ung thư khác nhau tăng vọt đáng kể. Tình trạng này đặc biệt rõ ở những khu vực mà máy bay NATO từng sử dụng đạn dược với uranium nghèo.

Вид на Белград, Сербия - Sputnik Việt Nam
Serbia điều tra hậu quả vụ đánh bom của NATO năm 1999
Gần hai mươi năm qua, không ai ở cấp thể chế quan tâm giải quyết vấn đề này, nhưng hồi đầu mùa hè đã thành lập Ủy ban đặc biệt và có thể cơ cấu này sẽ chứng minh được rằng không ngẫu nhiên và giản đơn mà người dân Serbia ở miền nam đất nước bị mắc ung thư não, những bệnh lạ về da không giải thích được và chết dần vì các khối u ác tính. 

Ủy ban Chính phủ Serbia chuyên trách điều tra những vụ ném bom của NATO vào CHLB Nam Tư năm 1999 (Komisije za ispitivanje posledica NATO bombardovanja) thành lập vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, mới đây đã công bố những kết quả đầu tiên khi thi hành phận sự.

Theo dữ liệu từ các nguồn mở, nếu vào năm 1999, trước khi Serbia bị ném bom, ở đây có từ 9.000 đến 12.000 người chết do ung thư mỗi năm, thì sau đó, theo thống kê năm 2014, số ca tử vong đã tăng gấp đôi đến 22.000 người chết, còn số lượng bệnh nhân ung thư mới phát hiện là 40.000 trường hợp. Một số nhà khoa học cho rằng những con số ghê rợn đó gắn với việc Liên minh NATO sử dụng uranium nghèo và họ chỉ ra sự phổ biến của bệnh bạch cầu và u hạch ở Serbia, các loại khối ung thư ảnh hưởng đến những mô nhạy cảm hơn cả với bức xạ ion hóa.

Các chuyên gia khác nhận xét rằng không có bằng chứng trực tiếp về mối quan hệ giữa đà gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và uranium nghèo, vì số lượng bệnh ung thư gia tăng trên toàn quốc, còn uranium nghèo có phạm vi ảnh hưởng hạn chế và từng được sử dụng chủ yếu ở miền nam Serbia.

Con số bệnh nhân với khối u ác tính đang gia tăng trên toàn cầu. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, con số bệnh nhân ung thư đến năm 2030 có thể tăng gấp rưỡi. Theo dữ liệu từ công trình khảo sát mới nhất của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (nằm trong thành phần WHO) hiện nay cứ 100.000 người thì có 197,9 người mắc bệnh ung thư. 

Belgrade, Serbia, 1999 - Sputnik Việt Nam
Tưởng nhớ các nạn nhân trong chiến dịch ném bom của NATO được tổ chức ở Serbia
Trong số 185 quốc gia trên thế giới mà Cơ quan chuyên trách phân tích số liệu thống kê theo độ tuổi, Serbia đứng ở bậc 18 với tỷ lệ 307,9 phát hiện khối u ác tính trong 100.000 người dân, như vậy khá hơn nhiều so với số liệu thống kê từ các "thủ lĩnh" trong danh sách khủng khiếp này — Australia — 468/100.000; New Zealand — 438,1/100.000; thậm chí tốt hơn ở một số nước châu Âu, chẳng hạn như Ireland, Hungary, Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Vương quốc Anh, Đức, Thụy Sĩ và Luxembourg. Tuy nhiên thực tế rơi vào "nhóm 20" nước bất lợi nhất thế giới về bệnh ung thư thì không cách nào có thể gọi là may mắn lớn.

Ông Darko Laketic đứng đầu Ủy ban điều tra hậu quả những trận oanh tạc của NATO mà nhiệm vụ cơ bản là chứng minh mối liên hệ nhân quả giữa các vụ ném bom sử dụng uranium nghèo ở miền nam Serbia và tỷ lệ tử vong cao do ung thư cao ở khu vực này. Ông nói với Sputnik rằng các chuyên viên trong Ủy ban đang tiếp tục tập hợp và nghiên cứu dữ liệu y tế trong các khu vực bị ảnh hưởng.

 "Chúng tôi đã đến Vranje, Pancevo và Novi Sad, bây giờ đang sửa soạn đến Kragujevac. Đây là những khu vực ưu tiên đối với chúng tôi. Chúng tôi thu thập dữ liệu y tế và thống kê của các cơ sở khám chữa bệnh và phỏng vấn những người đã tiếp xúc với đất bị ô nhiễm", — ông Darko Laketic giải thích với phóng viên Sputnik. 

 "Ở Vranje, trong số 40 người tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm uranium thì 10 đã qua đời, nguyên nhân tử vong phần lớn là do các khối u ác tính. Nhiều người từng ở các vùng bị ảnh hưởng đang có triệu chứng về da, từ ban đỏ đến lở loét khắp cơ thế không rõ nguyên nhân", — ông Darko Laketic cho biết. 

Quân nhân Nga và Serbia - Sputnik Việt Nam
Nga dọn sạch bom mìn NATO tại Serbia
Ông nói thêm rằng trong làng Borovac từng hứng chịu đòn không kích của máy bay NATO có sử dụng đạn uranium nghèo, 3 người trong số 300 dân làng, tức là 1% dân số, có biểu hiện tổn thương não ác tính.

Chuyên viên Laketic thông báo, sự gia tăng số lượng ung thư cũng ghi nhận ở Pcinjski okrug, là chỉ số cực kỳ quan trọng, bởi dân số của quận này, trung bình trẻ hơn cư dân trong nước.

Theo lời người đứng đầu Ủy ban điều tra, thời điểm này đang tạo lập cơ sở dữ liệu lớn, tiến hành hệ thống hóa, phân loại các hồ sơ y tế.

"Chúng tôi nghiên cứu tác động của chất độc hại. Nhiệm vụ của chúng tôi là xác minh mối quan hệ nhân quả giữa hành động của NATO và căn bệnh này. Sau khi có đầy đủ dữ liệu, chúng tôi sẽ nhận được luận chứng nặng ký để tổ chức phòng ngừa, phát hiện và điều trị ung thư giai đoạn đầu ở những khu vực cần thiết", — ông Darko Laketic giải thích.

Theo lời ông, cơ sở khoa học đã cho thấy rằng không chỉ riêng uranium nghèo, mà còn cả những chất độc hại khác phát tán trong các trận ném bom, như clo, dẫn xuất benzen, polychlorinated biphenyl… đều tác động xấu đến sức khỏe con người. Những hợp chất độc hại này kích thích gây khối u ác tính xuất hiện sau 5-10 năm kể từ thời điểm tiếp xúc, thậm chí ủ bệnh và chỉ phát hiện ra sau 10-20 năm.

Cũng theo ông Darko Laketic cho biết, bản báo cáo sơ bộ đầu tiên của Ủy ban điều tra hậu quả những trận ném bom của NATO sẽ được công bố vào năm 2020. Trong tháng 12 năm nay, Ủy ban dự kiến báo cáo lần thứ nhất trước Hội đồng Nhà nước Serbia về công việc đã tiến hành.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала