Quyết định không đăng bản án của ông Phan Văn Vĩnh lên mạng gây tranh cãi

© Ảnh : Tiến Tuấn/Trí Thức TrẻÔng Phan Văn Vĩnh
Ông Phan Văn Vĩnh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, việc công bố bản án do tòa quyết định dựa trên quy định pháp luật chứ không phụ thuộc ý kiến chủ quan của đương sự, theo Trí Thức Trẻ.

Tại phiên tòa xét xử cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và 90 đồng phạm mở sáng nay 12/11, trong phần thủ tục, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Thùy Hương đã phổ biến quyền của các bị cáo.

Bị cáo Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến - VTC Online) khai báo trước tòa. - Sputnik Việt Nam
Trùm đường dây đánh bạc ngàn tỷ 'rửa tiền' qua đầu tư BOT

Trong đó, bà Hương có hỏi ý kiến toàn thể bị cáo, rằng họ có đồng ý hay không về việc cơ quan tố tụng công bố bản án lên mạng sau khi tuyên án.

Đáp lại câu hỏi, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh là người đầu tiên xin trình bày ý kiến. Bị cáo sinh năm 1955 nói:

"Tôi là bị cáo Phan Văn Vĩnh xin được từ chối công bố bản án".

Chủ toạ sau đó cho biết, chỉ cần một bị cáo từ chối việc này, tòa sẽ không công bố bản án lên mạng.

Thẩm phán: Chỉ cần 1 trong các bị cáo có đề nghị thì sẽ không đăng

Ông Phan Văn Vĩnh bị áp giải ra tòa - Sputnik Việt Nam
Viện kiểm sát công bố cáo trạng truy tố ông Phan Văn Vĩnh
Cuối giờ chiều nay, trao đổi với PV về vấn đề này, thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Hương cho rằng, việc bà hỏi và thông tin như trên căn cứ theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

"Theo quy định công bố bản án công khai, bị cáo được từ chối vì lý do cá nhân và đây là quyền của họ. Chỉ cần 1 trong các bị cáo có đề nghị này thì sẽ không đăng", bà Hương nói.

Theo nữ thẩm phán, xem xét trong vụ án này, có hơn 90 bị cáo này, HĐXX sẽ phải cẩn thận hơn, phải chờ bản án có hiệu lực rồi mới đăng tải. Còn nếu bản án chưa có hiệu lực thì không biết có tình huống kháng cáo, kháng nghị hay không — bà Hương nói khi kết thúc phiên xét xử chiều 12/11.

Liên quan đến quy định trên, ông Trần Độ, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, nguyên Chánh án Toà án Quân sự Trung ương cho biết, theo quy định về việc tiếp cận thông tin, đối với các bản án trong các vụ việc xét xử công khai phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ngành tòa án.

Bị cáo Phan Văn Vĩnh (nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) khai báo trước tòa. - Sputnik Việt Nam
Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh 2 lần khai nhầm, được ngồi ghế vì sức khỏe không tốt
Tuy nhiên, theo ông Độ, Nghị quyết 03/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc công khai bản án có hiệu lực pháp luật nêu rõ, một số trường hợp không công khai bản án, như: liên quan đến bí mật quốc gia, điều tra, bí mật đời tư, thuần phong mỹ tục hay để bảo vệ trẻ em, quyền riêng tư của các bị cáo khi họ đề nghị…  

"Ông Vĩnh yêu cầu như vậy là quyền của bị cáo nhưng cần xem bản án sau này khi có hiệu lực, có các nội dung liên quan đến những yếu tố không được công khai như quy định hay không. Nếu có các yếu tố đó thì không được công khai. Tuy nhiên, tất cả sẽ do HĐXX quyết định", tướng Độ nhấn mạnh.

Về việc chủ tọa phiên tòa cho rằng, chỉ cần 1 bị cáo từ chối sẽ không công bố bản án lên Cổng thông tin điện tử, tướng Độ nhận định, ông không rõ chủ tọa nói thế nào "nhưng cần phải chờ bản án chính thức, nếu có đủ các yếu tố theo quy định thì mới không công khai".

Cùng trao đổi về vấn đề này, thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó chánh tòa Hình sự TAND Hà Nội, cho biết về mặt pháp lý ông Phan Văn Vĩnh có quyền đề nghị như vậy. Đây là quyền nhân thân của ông Vĩnh mà Bộ Luật Hình sự quy định — vị thẩm phán từng ngồi chủ tọa vụ án Đinh La Thăng nêu quan điểm.

Luật sư: Đăng hay không, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của đương sự

Các bị cáo tại phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
'Bóng hồng' đẹp nhất trong vụ đường dây đánh bạc nghìn tỷ là ai?
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), trong vụ án liên quan đến ông Vĩnh có tới 91 bị cáo và nếu đa số bị cáo đồng ý công bố, một số khác không đồng ý thì theo nguyên tắc quyền quyết định cuối cùng thuộc HĐXX.

Vị luật sư này cho rằng, nếu tuyên đây mới là bản án sơ thẩm, các bị cáo có thể có kháng cáo, kháng nghị… nhưng khi công bố bản án trên cổng thông tin điện tử của ngành tòa án thì phải là các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Còn luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn luật sư Hà Nội) nêu rõ, theo quy định, tại phần thủ tục, chủ tọa phải báo trước cho tất cả bị cáo biết bản án sẽ được đưa lên cổng thông tin điện tử của tòa. Nếu có người không đồng ý sẽ thôi không đăng tải.

Thứ trưởng Công an Bùi Văn Thành bị cách tất cả chức vụ trong Đảng - Sputnik Việt Nam
"Trải qua 7 đời Bộ trưởng ngành Công an, tôi thực sự rất buồn khi nghe tin này"
Việc ông Vĩnh đề nghị không đăng bản án lên cổng thông tin là quyền của bị cáo được quy định trong luật, bởi khi đăng tải có thể gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bị cáo. Do đó, thay vì đăng tải lên mạng, tòa sẽ gửi "bản cứng" bản án cho bị cáo — luật sư Thiệp nói.

Theo luật sư, dù không đăng trên cổng thông tin nhưng bản án vẫn được tuyên công khai tại tòa, báo chí có quyền đăng tải để người dân biết.

Còn theo luật sư Vũ Tiến Vinh, việc công bố này do tòa án quyết định dựa trên quy định pháp luật chứ không phụ thuộc ý kiến chủ quan của đương sự.

Căn cứ theo Nghị quyết của Tòa tối cao, nếu không thuộc một trong các trường hợp như quy định thì bị cáo nói riêng và đương sự nói chung không có quyền từ chối công bố bản án trên cổng thông tin điện tử của tòa án — ông Vinh nếu quan điểm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала