Kỳ họp “dài hơi” nhất của Quốc hội Việt Nam

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNQuốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV với tỷ lệ tán thành 95,26%.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV với tỷ lệ tán thành 95,26%. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Đây là một trong những kỳ họp “dài hơi” nhất của Quốc hội Việt Nam trong những năm gần đây”, - chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự Việt Nam và Quốc tế Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

Sáng 20/11, vào ngày kết thúc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) với trên 93% đại biểu có mặt nhất trí.

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tuần làm việc cuối cùng, Quốc hội thông qua 8 luật
Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp tại Trung tâm Báo chí Quốc hội diễn ra ngay sau khi Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV, Tổng Thư ký Quốc hội — Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo: sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc; với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV đã kết thúc tốt đẹp.

Cũng tại cuộc họp báo trên, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 6 tiếp tục có những đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội; việc thảo luận, tranh luận và giải trình tạo không khí làm việc sôi nổi, dân chủ. Với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình làm việc của kỳ họp thứ 6 với nhiều nội dung quan trọng về công tác lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Trong suốt quá trình diễn ra kỳ họp, công tác thông tin của các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước diễn ra nhanh chóng, kịp thời; đã có 15 buổi phát thanh truyền hình trực tiếp phiên họp Quốc hội.

Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan với số đại biểu tán thành 469/469 tham gia biểu quyết. - Sputnik Việt Nam
Hiệp định CPTPP đòi hỏi Việt Nam thay đổi hệ thống pháp luật
Trong kỳ họp lần này, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết như Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội năm 2019; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2019; Nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Cũng tại kỳ họp này, trên cơ sở thảo luận, xem xét toàn diện, kỹ lưỡng, Quốc hội đã thông qua 09 luật, 01 nghị quyết và cho ý kiến về 06 dự án luật khác.

Trong kỳ họp lần này, tổng cộng có 135 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và 82 lượt đại biểu tranh luận. Các thành viên Chính phủ, trong đó 02 Phó Thủ tướng Chính phủ, 19 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã trực tiếp trả lời chất vấn các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành.

Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. - Sputnik Việt Nam
Phải bí mật về sức khỏe lãnh đạo Đảng, Nhà nước

"Đáng chú ý nhất của kỳ họp lần này là công tác nhân sự, QH đã bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức chủ tịch nước. Một điểm khác biệt của kỳ họp quốc hội là công tác chất vấn. Trong các kỳ họp trước thì quốc hội chọn ra danh sách các bộ trưởng nhất định sẽ phải ra trả lời chất vấn, trong khi tại kỳ họp lần này, đại biểu quốc hội có thể đặt câu hỏi về bất kỳ vấn đề gì với bất kỳ thành viên chính phủ nào", nhà báo Đặng Hồng Quân nêu bình luận của mình với Sputnik.

Chia sẻ với phóng viên Sputnik về đánh giá kết quả chính và ấn tượng nhất của kỳ họp lần này, chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự Việt Nam và Quốc tế Nguyễn Minh Tâm phát biểu:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư Ðảng giữ chức vụ Chủ tịch nước là sự đòi hỏi khách quan

"Đây là một trong những kỳ họp "dài hơi" nhất của Quốc hội Việt Nam trong những năm gần đây. Sở dĩ như vậy vì Kỳ họp này giải quyết nhiều vấn đề trọng đại của đất nước.

Thứ nhất,  Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã nghiên cứu, cho ý kiến và thông qua tới 9 dự luật, gồm có Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Công an nhân dân; Luật Đặc xá; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Trong số đó, đáng chú ý có một số luật trước đây là pháp lệnh, sau một thời gian thực hiện nay được nâng cấp thành luật để bảo đảm nâng cao hiệu lực pháp lý như Luật Cảnh sát biển Việt Nam và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn với 100% đại biểu đồng ý (464/464). - Sputnik Việt Nam
Quốc hội thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019
Thứ hai, Kỳ họp lần này đã thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện có liên quan. Sự kiện này đánh dấu một thành công rất lớn về hợp tác quốc tế của Việt Nam cũng như ghi nhận tính tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ ba, Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã bầu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thay Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa từ trần hồi tháng 9-2018. Sự kiện này được người dân Việt Nam đánh giá cao, khi lần thứ hai trong lịch sử Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1945 đến nay, người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền đồng thời giữ chức vụ người lãnh đạo cao nhất của Nhà nước. Dư luận đại đa số người dân Việt Nam đánh giá rằng đó là một sự kiện mà "ý Đảng hợp lòng dân". Sự kiện này cũng được lãnh đạo rất nhiều nước, đặc biệt là các nước lớn chúc mừng. Điều đó chứng tỏ uy tín rất cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và cá nhân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với nhân dân Việt Nam cũng như trên trường quốc tế.

Thứ tư, sau 4 năm, Quốc hội Việt Nam tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cho Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm: Có kết quả bất ngờ?

Thứ năm, tại Kỳ họp lần này, các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã truy vấn những hứa hẹn của các thành viên Chính phủ và các Bộ trưởng, trưởng ngành từ kỳ họp thứ 2 (Quốc hội khóa XIV) trở đi. Đây là điều hoàn toàn hợp lý bởi các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng và các trưởng ngành đã được bầu và phê chuẩn tại Kỳ họp thứ nhất. Việc này mở rộng tính dân chủ trong hoạt động của Quốc hội, nhưng cũng giới hạn ở việc đại biểu Quốc hội không được phép chất vấn về những khuyết điểm, tồn tại của thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, trưởng ngành do Quốc hội khóa trước bầu và phê chuẩn. Điều này bảo đảm cho việc chất vấn được công bằng, tập trung và và đúng đối tượng.

Thứ sáu, Quốc hội Việt Nam khóa XIV tại Kỳ họp thứ 6 đã thẩm định "Báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2016-2020" của Chính phủ, thông qua 4 nghị quyết quan trọng về: "Kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội năm 2019", "Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019", "Phân bổ ngân sách trung ương năm 2019" và "Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020". Có một điểm đáng chú ý là tại kỳ họp này, Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã điều chỉnh nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước được giao theo Nghị quyết số 60/2018/QH14 của Quốc hội từ "kiểm toán việc sử dụng nguồn thu từ đất của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2017" sang "kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017". Điều này thể hiện sự chủ động phòng ngừa, bịt lỗ hổng về quản lý, sử dụng đất đai ngay trong quá trình cổ phần hóa chứ không đợi đến khi đã cổ phần hóa xong mới tiến hành kiểm toán.

Theo tôi, bên cạnh một số kết quả khác thì trên đây là 6 kết quả rất quan trọng của Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội Việt Nam khóa XIV, đồng thời là 6 điểm nhấn thành công của kỳ họp này.

Tại buổi bế mạc, Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, trong đó đã đánh giá tổng quan về kết quả kỳ họp và quyết định một số vấn đề: điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; kéo dài thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo Nghị quyết số 30/2016/QH14 trong thời gian hai năm kể từ ngày 01/2/2019; giao Chính phủ triển khai xây dựng chiến lược sử dụng đất quốc gia đến năm 2045; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала