Cuộc chiến thương mại của Mỹ: hiệu ứng Boomerang

© AP Photo / Andy WongQuốc kỳ Mỹ và Trung Quốc
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc làm tổn thương những công ty phương Tây. Cả Apple và những nhà sản xuất ô tô và hàng cấp cao cũng như các tập đoàn tài chính, như Black rock, đang nói về việc giảm doanh thu.

Đồng thời, việc Mỹ áp thuế lên các mặt hàng Trung Quốc không giúp giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước.

Số liệu thống kê gần đây nhất của Hải quan Trung Quốc không thể làm hài lòng phe diều hâu chống Trung Quốc trong chính quyền Mỹ. Ví dụ, năm 2018, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ tăng 11,3%, trong khi xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc hầu như không thay đổi. Tức là, sau khi Mỹ áp thuế quan lên các mặt hàng Trung Quốc, sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước không giảm đi mà ngược lại đã tăng lên. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong năm 2018 đạt 323 tỷ USD, tăng cao hơn 17% so với năm trước. Trong khi đó, các công ty Mỹ hiện đang cảm nhận thấy "tác dụng phụ" tiêu cực của cuộc chiến thương mại.

iPhone không đạt được kỳ vọng

Hoa Kỳ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Diễn biến của cuộc chiến thương mại vẫn trong tầm kiểm soát của Trung Quốc và Mỹ
Ngay vào đầu năm mới, các nhà đầu tư đã hoảng sợ trước dự báo hàng quý của Apple. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Apple hạ mức dự báo doanh thu từ 93 tỷ USD xuống còn 84 tỷ USD. Hướng tới các nhà đầu tư, người đứng đầu Apple Tim Cook đã nói, nguyên nhân là do không có nhu cầu cao về iPhone tại Trung Quốc. Theo ông, doanh thu giảm đi bởi vì nền kinh tế Trung Quốc đang bị trì trệ cũng như do cuộc chiến thương mại. "Chúng tôi cho rằng, Apple tổn thất lớn tại thị trường Trung Quốc  là do Mỹ — Trung tiếp tục leo thang xung đột thương mại. Tình trạng không ổn định ngày càng tăng đã gây áp lực lên thị trường tài chính và do đó đã ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng: lưu lượng khách trong các cửa hàng bán lẻ và cửa hàng của các đối tác của chúng tôi đã giảm trong suốt quý", — bản tuyên bố của Apple cho biết.

Các nhà sản xuất ô tô cũng bị tổn thương trong năm "áp thuế quan". Lần đầu tiên trong 20 năm qua, doanh số bán ô tô tại Trung Quốc giảm mạnh — ngay lập tức giảm 6%. Và doanh số bán xe hơi Mỹ tại Trung Quốc đã giảm nhiều hơn nữa. Ví dụ, trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh số bán xe của Ford giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 400.443 chiếc. Chưa có dữ liệu về doanh số cả năm, nhưng, rất có thể doanh số đã giảm nhiều hơn 50%.

Gucci Gucci, Prada Prada

Các nhà sản xuất hàng xa xỉ cũng phàn nàn. Theo dữ liệu của tập đoàn tư vấn toàn cầu Bain & Company, trong năm 2017, người Trung Quốc đã chiếm 32% tổng số giao dịch mua hàng cao cấp. Các nhà phân tích đã dự đoán rằng, đến năm 2025, những người giàu có từ Trung Quốc sẽ mua 46% những mặt hàng cao cấp trên thế giới. Nhưng, trái với mong đợi, trong năm 2018 sức mua bắt đầu giảm. Do đó, giá cổ phiếu của hầu hết các nhà sản xuất hàng cao cấp đều đi xuống. LVMH, Hermes, Gucci, Tiffany — tất cả đều phàn nàn về việc doanh số tại Trung Quốc đã sụt giảm, và do đó giá cổ phiếu cũng giảm đi.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Các cuộc chiến thương mại của Trump sẽ dẫn tới đâu
Các tập đoàn tài chính cũng không tràn đầy lạc quan. Theo dữ liệu nội bộ của Black Rock, mà tờ báo South China Morning Post đã tiếp cận,  công ty lên kế hoạch trong vài tuần tới sẽ sa thải 500 nhân viên, tương đương 3% nhân lực toàn cầu của hãng. Nguyên nhân là hãng đang chịu áp lực khi thị trường biến động và nhà đầu tư đổ xô vào các quỹ có phí thấp. Công ty quản lý quỹ AQR Capital Management cũng công bố giảm nhân sự sau một năm tồi tệ. Cuộc chiến thương mại gây khó khăn không chỉ cho các thị trường mới nổi. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đã giảm 5,6% trong năm 2018. Tình trạng tồi tệ hơn chỉ có trong thời gian cuộc khủng hoảng năm 2008, khi đó chỉ số DJIA đã giảm 33,8%. Lần đầu tiên trong 10 năm qua, chỉ số S&P 500 là một chỉ số tỷ lệ giá thị trường — đã sụt giảm 6,2%. Đặc biệt là vào tháng 12, chỉ số S&P 500 đã giảm nhanh hơn so với thời kỳ "Đại suy thoái".

Nếu nói về ngành du lịch, chính quyền Trung Quốc cũng có thể làm suy yếu đáng kể hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ. Theo Cục Lãnh sự Hoa Kỳ, lần đầu tiên trong nhiều năm, vào tháng 5 nâm 2018, số lượng thị thực không di dân được cấp cho công dân Trung Quốc đã giảm  11,4% so với cùng kỳ năm 2017. Hơn nữa, mức giảm lớn nhất được ghi nhận ở thị thực du lịch B-1/B-2 dành cho những người đến Hoa Kỳ tạm thời (kinh doanh, du lịch). Tức là, vào tháng Năm, 20 nghìn người Trung Quốc đã từ bỏ ý định đi du lịch hoặc đi công tác tới Hoa Kỳ. Đồng thời, dựa trên thông tin từ Forward Keys, việc đặt vé cho các chuyến bay từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ trong 8 tháng năm 2018 đã giảm 8.4%.

Các thị trường không chơi trò chơi chiến tranh

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định rằng, thuế quan của Mỹ đang mang lại kết quả, và đe dọa áp thuế bổ sung với hầu như tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh không nhượng bộ trong chính sách thương mại và công nghiệp và nếu hai bên không đạt được thỏa thuận toàn diện đến ngày 1 tháng 3. Nhưng, liệu cuộc chiến thương mại có thể đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại? Trung Quốc có một thị trường tiêu dùng khổng lồ và chiếm thị phần lớn nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì thế hiệu ứng boomerang của các biện pháp thuế quan sẽ quay trở lại và đánh vào những ngành công nghiệp khác nhau của Mỹ, chuyên gia Xiang Junyong của Tổ chức Phát triển và Hợp tác thuộc  Hiệp hội Năng lượng Toàn cầu (GEIDCO) nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc sẽ đáp trả cứng rắn trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ
Trước hết, đây là ngành nông nghiệp — ngành đầu tiên bị tấn công. Ngoài ra, đối với nhiều tập đoàn, ví dụ như Apple, Trung Quốc là thị trường lớn nhất. Các công ty công nghệ cao, công ty sáng chế, công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ — Intel, Qualcomm — có tương lai không mấy sáng sủa. Thị trường chứng khoán Mỹ cũng mờ mịt với tương lai. Các thị trường chứng khoán đã phản ứng nhanh hơn và mạnh hơn trước các tranh chấp thương mại nghiêm trọng giữa hai nước. Hậu quả nghiêm trọng là tốc độ tăng giá tiêu dùng. Trung Quốc là nguồn hàng tiêu dùng lớn nhất ở thị trường Hoa Kỳ. Trong trường hợp có xung đột thương mại nghiêm trọng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hoa Kỳ có thể tăng vọt. Tất nhiên, tôi không nghĩ rằng, các mâu thuẫn thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể được giải quyết trong một thời gian ngắn. Đây là một quá trình thương lượng lâu dài để các bên tìm kiếm sự thỏa hiệp. Trong tương lai gần họ không thể tìm được một giải pháp dễ dàng để giải quyết những mâu thuẫn này. Cả hai bên nên có sự thông thái, biết kiềm chế bản thân trong các cuộc đàm phán.

USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Trung Quốc: Đối phó Mỹ, cần đưa thêm vũ khí ra Biển Đông
Trung Quốc liên tục tăng mức độ cởi mở với thế giới bên ngoài. Chúng tôi giảm Danh mục điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng khả năng đầu tư vào lĩnh vực tài chính, v.v. Hoa Kỳ cũng có rất nhiều vấn đề. Đây là cuộc đối đầu giữa hai đảng hiện đã dẫn đến việc đóng cửa chính phủ Mỹ. Hoa Kỳ đang sử dụng cuộc chiến thương mại để đánh lạc hướng dư luận trong nước khỏi các vấn đề nội bộ. Nhưng trên thực tế, điều đó không phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ.

Cuộc chiến thương mại có thể kết thúc sớm hay không? Đây là vấn đề chính, và điều này phụ thuộc chủ yếu vào tâm trạng của Trump. Hiện có quá nhiều mâu thuẫn giữa hai nước, vì thế, cho dù muốn Trung Quốc cũng không thể đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu sách của Mỹ trước ngày 1 tháng 3.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала