Kinh tế Trung Quốc chậm lại là mối đe dọa đối với các nước, kể cả đối với Đông Nam Á

© Sputnik / Ilya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhThượng Hải
Thượng Hải - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
GDP của Trung Quốc có mức tăng trưởng thấp nhất kể từ 28 năm qua, sự chậm lại là mối đe dọa đối với tất cả các nước châu Á phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh.

Sự suy giảm sản xuất của Trung Quốc lan sang hầu hết các đối tác của Trung Quốc ở Châu Á tham gia chuỗi cung ứng. Đồng nhân dân tệ giảm giá tác động đến tiền tệ của các thị trường mới nổi khác. Liệu sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc  có thể thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực?

Du khách lựa chọn thư pháp tại phố ông đồ “Trẻ”. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lần đầu lọt top 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới
Các nhà kinh tế không ngạc nhiên với thông cáo mới nhất của Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc, mặt khác, những số liệu thống kê không làm họ hài lòng. GDP Trung Quốc cho cả năm 2018 tăng 6,6 %. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng trong quý IV là 6,4% — mức thấp nhất kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Giám đốc Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc ông Ninh Cát Triết (Ning Jizhe) không che giấu sự thật rằng, những cú sốc bất lợi từ bên ngoài, bao gồm cả cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, gây áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc. Mặc dù lãnh đạo của hai nước đã đạt được thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ-Trung đến ngày 1 tháng 3, nhưng, những người tham gia thị trường không có niềm tin vào tương lai. Trước hết bởi vì các biện pháp áp thuế được giới thiệu trước đó vẫn tiếp tục hoạt động. Thứ hai, hai nước có những mâu thuẫn không chỉ trong vấn đề mất cân bằng thương mại. Hai cường quốc có tranh chấp trong nhiều vấn đề cơ bản, vì thế họ khó có thể đạt được sự đồng thuận. Ngoài ra, nhớ đến tính cách bốc đồng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khó có thể dự đoán về sự phát triển mối quan hệ Mỹ-Trung.

Dữ liệu thống kê của Trung Quốc trong quý IV năm 2018 phản ánh tâm trạng của những người tham gia thị trường. Hoạt động đầu tư vào các tài sản cố định của Trung Quốc đã chậm lại nhiều, xuống còn 5,9% từ mức 7,2%. Tăng trưởng doanh số bán lẻ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 18 năm qua, vào tháng 11 chỉ số này đã giảm xuống mức thấp nhất — 8,1%. Trong tháng 11 ngành sản xuất Trung Quốc có mức tăng trưởng thấp nhất trong 15 năm qua.

ТЭЦ - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đổ hàng tỷ đô vào nhiệt điện than ở Việt Nam
Sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc là một bất hạnh chung của các nước đang phát triển cũng như các quốc gia phát triển, — chuyên gia Mei Xinyu — nhà nghiên cứu tại Viện hợp tác thương mại và kinh tế quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc là mối đe dọa không chỉ đối với các nước đang phát triển, mà cả đối với các nước phát triển. Đối với cả thế giới. Bởi vì trong vài thập kỷ qua, phần đóng góp của Trung Quốc vào sự tăng trưởng kinh tế thế giới là từ 30 đến 40%. Sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc đang trở nên trầm trọng hơn do cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Và cuộc chiến thương mại có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ. Ví dụ, trong quý IV, thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt giảm đáng kể. Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng nhau cung cấp hơn 50%  cho sự phát triển kinh tế thế giới. Do đó, nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ đối mặt với những vấn đề kinh tế, điều này sẽ có tác động đáng kể đến phần còn lại của thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc đã bảo đảm sự tăng trưởng đáng kể của nhập khẩu hàng hóa toàn thế giới. Nhiều nước đang phát triển đã dựa vào nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh, họ đã xuất khẩu dịch vụ và hàng tiêu dùng sang Trung Quốc. Đây là cơ sở của sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đó. Ví dụ, trong lĩnh vực du lịch — lượng khách Trung Quốc đi du lịch mỗi năm đạt xấp xỉ 100 triệu lượt, chi tiêu của họ ở nước ngoài đạt 100 tỷ USD. Trong những năm gần đây, Trung Quốc là động lực phát triển du lịch trên toàn thế giới. Từ quan điểm này, có thể nói chắc chắn rằng, sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động đáng kể đến phần còn lại của thế giới.

Huawei - Sputnik Việt Nam
“Bầy sói dữ bao vây” hay Mỹ muốn biến Huawei thành thứ mặc cả với Trung Quốc?
Trong quý III năm ngoái, sự tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam Á cũng bắt đầu chậm lại, gần như đồng bộ với Trung Quốc. GDP của Singapore chỉ tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn dự kiến ban đầu 4,1%, Thái Lan — tăng 3,3%  thấp hơn dự kiến 4,6%, Malaysia — tăng 4,4% thấp hơn dự kiến 6%. Xuất khẩu của Thái Lan đóng góp 60% vào tăng trưởng GDP của đất nước, đã giảm 0,1% trong quý III. Đây là sự sụt giảm đáng kể, bởi vì trong quý II chỉ số này đã tăng 4,6%. Đến nay Trung Quốc không chỉ là sức mạnh chính trị mà còn là sức mạnh kinh tế. Chính Trung Quốc thực hiện hoạt động đầu tư hỗ trợ sự tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á. Trung Quốc cũng là thị trường chính cho sản phẩm của các nước láng giềng. Hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc đang chậm lại, kết quả là xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm cả linh kiện điện tử từ Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đang giảm.

Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia Mei Xinyu, sự chậm lại kinh tế Trung Quốc sẽ không làm thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực. Mặc dù Trung Quốc đang phải đối mặt những khó khăn tạm thời, nhưng vẫn không có ai có thể thay thế Trung Quốc.

cái gọi là bắt tay kiểu ASEAN - Sputnik Việt Nam
Đông Nam Á "thấm đòn" chiến tranh thương mại

Hiện nay trên thế giới chỉ có hai nền kinh tế với khối lượng hơn 10 nghìn tỷ đô la — Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các quốc gia còn lại tụt hậu xa so với hai nước này. Chẳng hạn, mức tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản là rất nhỏ, GDP của nước Nhật chỉ bằng một phần ba GDP Trung Quốc. GDP của Ấn Độ trong năm 2000 là bằng một phần ba của Trung Quốc, nhưng bây giờ chỉ bằng một phần năm.

Và Trung Quốc cũng sẽ tập trung nỗ lực để nền kinh tế không chậm lại quá nhiều. Tuần trước, đại diện của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Bộ Tài chính và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia hứa sẽ tiến hành thêm các biện pháp kích thích kinh tế trong ngắn hạn. Ngay cả nếu các biện pháp đó không đảo ngược xu hướng, thì ít nhất Trung Quốc sẽ tối thiểu hóa mất mát.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала