Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Vương quốc Anh tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông

Đăng ký
Anh sẽ gửi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cùng hai phi đoàn tiêm kích tàng hình F-35 tới các đảo tranh chấp trong khu vực Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã đưa ra thông tin này.

Theo ông, Vương quốc Anh là nhà đầu tư lớn thứ hai trong khu vực và cần phải sẵn sàng sử dụng "quyền lực cứng" và "sức mạnh sát thương" để bảo vệ lợi ích của mình.

Gần đây, Vương quốc Anh bắt đầu gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực. Vào đầu năm nay, các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến hành cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ trên Biển Đông. Trước đó, ông Gavin Williamson đã công bố kế hoạch lập hai căn cứ mới ở Đông Nam Á và vùng Caribbean. Bộ trưởng Quốc phòng giải thích rằng, điều này là cần thiết để bảo vệ các nhà đầu tư của Anh. Nhưng, lập luận này gây sự nghi ngờ.

Trước hết, Vương quốc Anh thực sự là nhà đầu tư lớn thứ hai, nhưng không phải trong số tất cả các nước, mà chỉ trong số các thành viên EU. Theo báo cáo của UNCTAD, các nhà đầu tư lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á năm 2017 là các nước ASEAN chiếm 19,4% tổng số các khoản đầu tư trong khu vực. Tiếp sau đó là Nhật Bản và Trung Quốc. Ở vị trí thứ tư là Hà Lan — nhà đầu tư lớn nhất từ ​​EU. Vương quốc Anh chỉ ở vị trí thứ 9 về khối lượng đầu tư ở Đông Nam Á. Do đó, dựa trên logic, chính Hà Lan nên tỏ ra quan tâm nhiều hơn về việc duy trì môi trường ổn định trong khu vực.

Hải quân Anh - Sputnik Việt Nam
Quyết "chọc tức" Trung Quốc, Anh toan tính gì khi lập căn cứ quân sự trên Biển Đông?

Ngoài ra, như chính các chuyên gia Anh thừa nhận, tham vọng quân sự đang gia tăng của London không tương ứng với tình trạng trong lĩnh vực quốc phòng. Theo nhà báo nổi tiếng Simon Jenkins viết cho The Guardian, thâm hụt ngân sách quốc phòng của Anh chạm mốc 7 tỷ bảng Anh. Tàu sân bay Queen Elizabeth sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2021. Ngoài ra, dư luận nghi ngờ về việc phố Downing sẽ chấp thuận một hành trình di chuyển đắt tiền như vậy. Đặc biệt là Thủ tướng phải tán thành bất kỳ hoạt động như vậy. Một con tàu khổng lồ và cồng kềnh như Queen Elizabeth không có gì để làm ở Biển Đông, nhà báo Jenkins viết. Trong trường hợp xảy ra xung đột, chiếc tàu này sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng trên biển, và các tàu Trung Quốc sẽ có thể đánh chìm nó trong một giờ.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Shen Shishun tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nhận xét rằng, hiện nay không có điều kiện tiên quyết nào cho những hoạt động như vậy. Theo ông, Vương quốc Anh chỉ tham gia vào trò chơi "phô trương cơ bắp", nhưng câu hỏi đặt ra là liệu trò chơi này có xứng đáng với cây nến không.

"Theo tôi, Vương quốc Anh muốn gửi tàu sân bay đến khu vực Biển Đông chỉ để "phô trương cơ bắp". Ngoài ra, họ theo Hoa Kỳ. Nhưng, thời kỳ khi lá cờ sao sọc thống trị toàn thế giới đã qua. Thời đại của chủ nghĩa thực dân Anh cũng đi vào lịch sử. Và thời đại đó không lặp lại lần nữa. Anh không còn là một cường quốc thực dân vĩ đại. Trước khi thành lập nước CHND Trung Hoa, hạm đội Anh đã có mặt trên lãnh thổ Trung Quốc, các tàu chiến Anh đã chạy trên sông Dương Tử. Nhưng, các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra một phản ứng cứng rắn đối với Anh. Bây giờ Trung Quốc không phải là một quốc gia yếu với súng tự chế."

British Royal Naval Officer Paul Matthews, left, onboard the British frigate HMS Montrose watches as a tug boat tows the Canadian submarine HMCS Chicountimi up the River Clyde towards the British Naval Base at Faslane, Scotland. - Sputnik Việt Nam
Tư lệnh Hải quân Anh quyết đưa tàu tới biển Đông thách thức Trung Quốc

"Chúng tôi không nói rằng tất cả các khu vực của Biển Đông là lãnh hải của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Anh tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, nếu hạm đội Anh xuất hiện ở các vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc, chúng tôi sẽ đáp trả đích đáng và sẽ bảo vệ danh dự của đất nước chúng tôi. Trung Quốc sẽ không tạo ra vấn đề, và cũng không sợ áp lực. Điều này không có nghĩa là về nguyên tắc, Vương quốc Anh không nên hiện diện trên Biển Đông. London có thể phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á, nhưng, điều đó nên đáp ứng lợi ích của tất cả các bên. Và nếu Vương quốc Anh làm trầm trọng thêm tình hình, bị Mỹ "dắt mũi", thì  các quốc gia khác trong khu vực cũng sẽ không tán thành điều này."

Chắc là các đối tác ASEAN không phấn khởi lắm với kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự. Việc quân sự hóa khu vực chỉ làm mất ổn định trong khu vực. Các nước nhỏ ở Đông Nam Á chỉ đơn giản bị mắc kẹt giữa cuộc đối đầu — Mỹ cùng với các đồng minh NATO và Trung Quốc. Và nước Anh cũng không có nhu cầu về các chi phí bổ sung trong điều kiện kinh tế bất ổn: "chi phí li dị" mà Anh phải chi trả kiểu đền bồi cho EU sau Brexit. Và điều quan trọng nhất, có chú ý đến tình trạng hiện tại của Hải quân Hoàng gia, sự hiện diện của tàu chiến Anh trong khu vực Biển Đông không thể củng cố tiềm năng quân sự mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc hiện có ở đó, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét. Theo ông, ngoại trừ các tàu ngầm hạt nhân, hạm đội Anh từ lâu đã thua Nhật Bản và Trung Quốc về các mặt. Và thậm chí thua Hàn Quốc trong một số lĩnh vực. Những hành động như vậy khiến các đồng minh của Anh ở châu Á cười vui.

Hải quân Mỹ - Sputnik Việt Nam
Mỹ tuần tra hàng hải sát Vành Khăn, Anh tăng cường bảo vệ lợi ích ở Biển Đông

Tuy nhiên, rất có thể Vương quốc Anh đang tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông không phải để giải quyết bất kỳ nhiệm vụ địa chính trị và quân sự nào. Gavin Williamson từng nói rằng, Brexit là một cơ hội độc đáo để Vương quốc Anh thể hiện "quyền lực cứng" chống lại những người vi phạm luật pháp quốc tế. Có lẽ những vấn đề nội bộ chắc chắn sẽ nảy sinh ở Anh sau khi rời khỏi EU, khiến ban lãnh đạo nước này tìm kiếm một kẻ thù bên ngoài và chuyển sự chú ý của dân chúng đến những thành tựu trong lĩnh vực quân sự? Theo nhà báo Simon Jenkins, những đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng không phù hợp với ngân sách quốc phòng, chưa kể đến việc, những hành động như vậy là vô lý từ quan điểm quân sự. Chẳng hạn, vào tuần này, để tiết kiệm chi phí, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị biến chiếc phà chở khách và chiếc tàu container thành hai tàu tấn công, chỉ cần lắp đặt các thiết bị công nghệ hiện đại lên chúng. Những tuyên bố như vậy có thể giúp ông Williamson giữ ghế lãnh đạo của đảng bảo thủ. Ngoài ra, theo chuyên gia Nga Vasily Kashin, là cường quốc biển một thời đại, Vương quốc Anh muốn duy trì vị thế của mình trên trường quốc tế để không bị lãng quên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала