Vì sao chính quyền Trung Quốc quên các cựu binh đã chiến đấu chống Việt Nam?

© Sputnik / A. Zuyzin / Chuyển đến kho ảnhCuộc xung đột Trung-Việt năm 1979
Cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây, tờ South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông đã kể câu chuyện buồn về một cựu binh của chiến tranh Việt Nam hồi tháng 2 năm 1979. Ông tên là Zhong Jianqiang, 60 tuổi, hiện sinh sống ở thành phố Quảng Châu, - như chuyên gia phân tích Pyotr Tsvetov của Sputnik cho biết.

Giống như nhiều quân nhân hưu trí, ông Zhong không hài lòng về tình hình tài chính và mức sống của bản thân. Năm ngoái, nhiều cựu binh đã biểu tình phản đối. Nhưng, bên cạnh đó, như báo Trung Quốc viết, Zhong Jianqiang cảm thấy ông luôn bị theo dõi, điện thoại bị nghe lén, bởi vì ông từng tham gia cuộc chiến ở biên giới Việt-Trung. Tưởng nhớ những đồng ngũ cũ và thường kỳ viếng thăm phần mộ của họ, nhưng Zhong không tham gia các cuộc họp của cựu binh, vì ông cho rằng làm vậy sẽ tạo thêm "vấn đề" cho bản thân trong quan hệ với chính quyền.

Đặng Tiểu Bình - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Vì sao trung Quốc quyết “trừng phạt Việt Nam”?

Vậy giải thích thế nào đây về thái độ lạnh nhạt như vậy của chính quyền Trung Quốc đối với các cựu binh từng tham chiến chống Việt Nam?

Có vẻ như các lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay muốn xóa hẳn những trang ô nhục này đối với Trung Quốc khỏi biên niên sử đất nước hoặc là im lặng về nó đến mức tối đa. Khi phái một bộ phận Quân GPND Trung Quốc đi đánh chiếm các tỉnh phía bắc của Việt Nam, Đặng Tiểu Bình đã khiến Trung Quốc lộ rõ bộ mặt kẻ xâm lược trước toàn thế giới. Ông Đặng giải thích quyết định đó như là yêu cầu nhiệm vụ thúc đẩy chính sách hiện đại hóa quân đội và toàn nước Trung Hoa?! Mục tiêu có thể không tồi, nhưng phương cách để đạt được đích nhắm đó thật sự là không thể chấp nhận nổi đối với tất cả những con người văn minh.

Cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979 - Sputnik Việt Nam
Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam dạy cho Trung Quốc 1 bài học trong chiến tranh biên giới 1979

Rõ ràng Trung Quốc đã hứng thất bại trong chiến dịch này, và bởi thế Bắc Kinh không muốn nhớ tới nữa, sẽ dễ chịu hơn nhiều khi nói về những thắng lợi và thành công.

Trong cuộc giao tranh xâm lược-chống xâm lược, hàng chục nghìn thanh niên Trung Quốc đã bỏ mạng trên chiến địa. Người ta viết rằng hầu hết họ đều ở độ tuổi 18-19. Thống kê chính thức của Trung Quốc về con số người thiệt mạng là 7.000. Như vậy thấp hơn nhiều so với ước tính của các sử gia chuyên nghiệp. Các nhà khoa học từ ĐHTH Berkeley (Hoa Kỳ) cho rằng phía Trung Quốc thiệt hại 26.000 người. Còn ông Pavel Pozner, chuyên gia Việt Nam học nổi tiếng ở Matxcơva (qua đời năm 2016) đã viết cuốn sách "Trọn bộ thông sử Việt Nam" thì tuyên bố rằng phía Trung Quốc tổn thất 200.000 người trong cuộc chiến chống Việt Nam.

Vào những ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới 1979  chính quyền đã bắt giữ một số người cố gắng tổ chức những hoạt động tôn vinh các liệt sĩ tại Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh biên giới 1979: Sự chính nghĩa của Việt Nam trước Trung Quốc xâm lược

Có câu ngạn ngữ rằng "chết là hết chuyện". Rất có thể, phần lớn lính Trung Quốc hồi đó là những người xuất thân thôn quê đơn giản, không mang tâm địa độc ác gì, nhưng họ đã bị buộc phải thi hành mệnh lệnh thiếu cân nhắc của các tướng lĩnh để thực hiện kế hoạch xâm lăng bành trướng của một bộ phận thượng tầng chính trị Bắc Kinh. Nhân vật khởi xướng cuộc chiến chống Việt Nam là Đặng Tiểu Bình. Nhưng hôm nay ông ta được vinh danh là "kiến ​​trúc sư vĩ đại của sự nghiệp cải tổ Trung Hoa" và được nâng lên  hàng các vị lãnh đạo khai quốc công thần chính của CHND Trung Hoa. Ai dám lên án ông ta và thừa nhận rằng ê-kip Đặng Tiểu Bình đã sai lầm tệ hại vào năm 1979?

Thừa nhận sai lầm của bản thân hoặc của tập thể lãnh đạo là việc rất khó khăn. Nhưng các cựu binh như ông lão Zhong Jianqiang đang nhắc nhở và chờ đợi chính quyền Trung Quốc thực hiện điều đó.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала