"Sẽ không có phép lạ": Nhà khoa học Hàn Quốc về quá trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên

© REUTERS / Leah MillisTổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un gặp nhau tại Hà Nội
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un gặp nhau tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vấn đề giải trừ hạt nhân của CHDCND Triều Tiên không thể được giải quyết trong hai ngày hoặc hai năm. Donald Trump và Kim Jong Un không thể đạt được thỏa thuận về những bước đột phá để ghi vào bản tuyên bố theo kết quả cuộc gặp thượng đỉnh.

Nhưng điều này không có nghĩa là cuộc đàm phán về vấn đề này đã thất bại. Rốt cuộc, nhiệm vụ chính của cuộc đàm phán là tạo ra một bước đột phá trong quá trình củng cố sự tin cậy lẫn nhau, mà nếu không có điều đó thì không thể thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa.

Chính bởi vậy, bây giờ điều quan trọng nhất không phải là kết quả, mà là quá trình diễn ra một cách nhất quán, — ông Kim Yeon Chul, Giám đốc Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, nhận xét.

Moskva, Kremlin - Sputnik Việt Nam
Điện Kremlin không nắm rõ quan điểm của Triều Tiên trong chương trình hạt nhân

Theo người đứng đầu Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc chuyên giám sát mối quan hệ với CHDCND Triều Tiên, những kinh nghiệm phi hạt nhân hóa của các quốc gia khác chỉ đơn giản không thể được áp dụng ở Bắc Triều Tiên. Đối với Ukraina, Kazakhstan và Belarus, giải trừ hạt nhân đã là một phần của quá trình công nhận nền độc lập của họ khỏi Liên Xô. Ba nước Cộng hòa này không coi các kho vũ khí bố trí trên lãnh thổ của mình thực sự là của họ, vì thế họ không có bất kỳ hối tiếc nào khi chia tay với vũ khí hạt nhân. Ở Libya, chương trình hạt nhân mới chỉ ở giai đoạn đầu, nên việc phi hạt nhân hóa đã diễn ra nhanh chóng và tương đối dễ dàng. Còn Bắc Triều Tiên có một lịch sử lâu dài và phức tạp hơn nhiều trong lĩnh vực phát triển vũ khí hạt nhân.

Trong 27 năm qua Triều Tiên đã xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô hoạt động trong thời gian dài. Một số người nghĩ rằng, phi hạt nhân hóa là một loại phép lạ, nhưng, tất cả những thứ này không thể biến mất ngay lập tức. Các cơ sở hạt nhân không thể bị phá hủy, quá trình tháo dỡ cơ sở này là rất phức tạp, nhà khoa học Hàn Quốc nói trong một bài giảng trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un - Sputnik Việt Nam
Ông Trump tuyên bố Mỹ không ký thỏa thuận chung với Triều Tiên ở thời điểm hiện tại

Về mặt kỹ thuật, phi hạt nhân hóa là việc loại bỏ cơ sở hạ tầng, vật liệu và vũ khí hạt  nhân. Triều Tiên cho rằng, họ có thể loại bỏ vũ khí hạt nhân sau khi các bên xác định rõ thứ tự hành động. Bình Nhưỡng đề xuất quy trình giải quyết từ đơn giản đến phức tạp. Còn Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng, trước hết nên phá hủy các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và các yếu tố quan trọng khác để sớm loại bỏ các mối đe dọa đối với an ninh của chính họ. Để tìm chân lý nên chú ý đến ý kiến của cả hai bên, vì vậy rất có thể quá trình phi hạt nhân hóa sẽ bắt đầu từ Viện Năng lượng nguyên tử ở Yongbyon, nơi bố trí lò phản ứng hạt nhân và tạo ra hầu hết các vật liệu phân hạch của Triều Tiên.

Tại Yongbyon có hai cơ sở, về nguyên tắc, các vật liệu hạt nhân có thể được tạo ra theo hai cách. Thứ nhất là plutonium, thứ hai là uranium làm giàu. Plutonium thành nhiên liệu cho lò phản ứng, và sau khi được xử lý đặc biệt, nên phân tách plutonium khỏi các thanh nhiên liệu. Do đó, việc loại bỏ cơ sở sản xuất plutonium có nghĩa là loại bỏ lò phản ứng hạt nhân. Cần phải rất cẩn thận khi tháo dỡ lò phản ứng hạt nhân. Công việc này bao gồm nhiều quy trình, bắt đầu từ khử nhiễm các chất phóng xạ đến xử lý chất thải hạt nhân, ông Kim Yeon Chul nói.

Với việc làm giàu uranium trong máy ly tâm, mọi thứ đơn giản hơn nhiều: các máy ly tâm có thể bị cắt bỏ, sau đó chúng không thể hoạt động. Và công việc này không mất nhiều thì giờ. Nhưng trong trường hợp với plutoni, vấn đề lớn là vận chuyển và xử lý vật liệu hạt nhân.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong thời điểm phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 - Sputnik Việt Nam
“Cách duy nhất để sớm phi hạt nhân hóa Triều Tiên là đưa vũ khí hạt nhân tới Nga”

Dù là máy bay hay tàu hỏa, việc vận chuyển vật liệu phóng xạ có thể gây ra làn sóng phản đối ở những nơi mà hành trình vận chuyển sẽ đi qua. Do đó, cuối cùng, vật liệu hạt nhân phải bị xử lý ngay tại chỗ. Để làm điều này, cần phải xây dựng các cơ sở xử lý với thiết bị hiện đại, và đây là một quá trình dài. Có chú ý đến những kinh nghiệm loại bỏ chất thải hạt nhân, dễ hiểu rằng, về mặt kỹ thuật quá trình phi hạt nhân hóa rất tốn thời gian, chuyên gia Hàn Quốc nói.

Ngoài ra, chúng ta không nên quên rằng, ngoài việc phá hủy cơ sở hạ tầng, loại bỏ vật liệu và vũ khí hạt nhân, còn có những kiến ​​thức đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vũ khí hạt nhân. Khi các quốc gia thuộc Liên Xô cũ giải giáp vũ khí, Hoa Kỳ đã thông qua một chương trình đặc biệt giúp các nước này đào tạo lại các kỹ sư quân sự và hạt nhân và tạo ra các cơ sở công nghiệp thay thế để mọi người có thể áp dụng kiến ​​thức và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực dân sự.

Tất nhiên, động cơ chính để Triều Tiên không quay trở lại phát triển vũ khí hạt nhân là việc cải thiện quan hệ giữa các quốc gia thù địch. Và đây là những gì Triều Tiên đang tìm kiếm như một phản ứng đối với các bước trên con đường phi hạt nhân hóa.

Hình ảnh cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trên truyền hình ở Seoul, Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Ông Kim hoan nghênh mở văn phòng Mỹ tại Bình Nhưỡng

Quá trình bình thường hóa quan hệ có thể diễn ra trong hai lĩnh vực: quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế. Yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, mà chúng tôi đưa ra, trên thực tế nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ kinh tế. Nhiều người nghĩ rằng, hai lĩnh vực này không gắn liền với nhau, nhưng thực tế không phải vậy. Các mối quan hệ ngoại giao, chính trị, quân sự và kinh tế có thể được thiết lập với một sự khác biệt nhỏ về thời gian, nhưng đây là các phần của một tổng thể, ông Kim Yeon Chul, Giám đốc Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, nhận xét.

Chế độ hòa bình vĩnh viễn có thể góp phần củng cố các mối quan hệ bình thường. Và bước đầu tiên hướng tới điều này có thể là thỏa thuận về việc chính thức kết thúc tình trạng chiến tranh Triều Tiên. Đồng thời, Seoul tin rằng, nhờ hai hội nghị thượng đỉnh và thỏa thuận về các vấn đề quân sự, Hàn Quốc đã chấm dứt đối đầu với CHDCND Triều Tiên, và bây giờ đến lượt Hoa Kỳ.

Tuyên bố về việc kết thúc chiến tranh là một loại tuyên bố chính trị. Nhưng, vì đây chỉ là một tuyên bố, nó không thể thay thế thỏa thuận đình chiến. Nên ký kết hiệp ước hòa bình để thay thế cho thỏa thuận đình chiến. Và cho đến thời điểm đó, chế độ đình chiến sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, bản tuyên bố về sự kết thúc chiến tranh tự nó có nghĩa là mối quan hệ đã thay đổi, và các bên đã đạt được tiến bộ trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phi hạt nhân hóa, ông Kim Yeon Chul nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала