Những bài được đăng lại trên mạng xã hội ảnh hưởng đến não như thế nào

© Sputnik / Natalia SeliverstovaFacebook
Facebook - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hơn bốn tỷ tin nhắn được đăng trên Facebook mỗi ngày, khoảng năm trăm triệu - trên Twitter. Và hơn một nửa là các bài được đăng lại - repost. Bằng cách này những người dùng chia sẻ những thông tin thú vị từ quan điểm của họ.

Tại sao một số tin nhắn lan truyền với tốc độ đáng kinh ngạc, trong khi những tin nhắn khác hầu như không được chú ý, những bài được đăng lại ảnh hưởng đến hành vi của con người như thế nào? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

Instagram - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia tâm lý nêu mối nguy hiểm chính của mạng xã hội
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania tìm hiểu những nguyên nhân khiến người dùng đăng lại repost. Trong quá trình nghiên cứu, họ đã yêu cầu 80 người đọc thông tin trên trang web The New York Times trong vài giờ, sau đó quyết định xem họ muốn chia sẻ bài nào trên trang Facebook cá nhân của mình. Trong thời gian này, các nhà thần kinh học đã theo dõi hoạt động não của các đối tượng với sự giúp đỡ của thiết bị chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng.

 Nếu người tham gia thí nghiệm muốn chia sẻ một bài viết, một số khu vực nhất định trong não của anh ta ngay lập tức được kích hoạt — vỏ não trước trán, vỏ não sau, hố thái dương, tiền đình và thái dương bên phải. Những khu vực này có liên quan đến hành vi xã hội và giúp dự đoán hậu quả của các hành vi, cả về giá trị cá nhân và giá trị xã hội.

Kết quả của cuộc thí nghiệm chỉ ra rằng, hoạt động của não cho phép dự đoán tốt hơn tính độc hại của bài viết ngay trước khi xuất hiện ý định  chia sẻ nó. Các nhà nghiên cứu đã so sánh danh sách các bài viết mà những người tham gia thí nghiệm muốn chia sẻ trên trang cá nhân của mình với danh sách các bài đã được đăng lại trên mạng xã hội. Các bài viết phổ biến nhất trên Facebook chính là những bài đã kích hoạt các khu vực nhất định trong não của các tình nguyện viên. Nhưng, việc nói lên ý muốn chia sẻ bài viết không phải lúc nào cũng có nghĩa là bài này sẽ trở nên phổ biến.

 Theo công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, việc đăng lại quá nhiều bài có thể tác động tiêu cực đến trí nhớ và khả năng học tập. Các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận này sau cuộc thí nghiệm  với sự tham gia của 80 sinh viên tại Đại học Bắc Kinh. Các bạn trẻ đã đọc tin nhắn trên Weibo — trang mạng xã hội của Trung Quốc dạng như Twitter. Một số đối tượng có thể chia sẻ bài viết, những người khác chỉ đóng vai trò độc giả.

 Sau đó, những người tham gia thí nghiệm đã trải qua bài test với những câu hỏi về nội dung các bài đó. Kết quả của những người đã đăng lại những tin nhắn mà họ thích là xấu gấp hai lần so với những người tình nguyện không làm repost. Hóa ra, sinh viên khó nhớ nhất những thông tin mà họ đã chia sẻ trên mạng xã hội.

 Sau một thời gian, các nhà khoa học đã lặp lại thí nghiệm tương tự, mà chỉ làm cho nó phức tạp hơn một chút. Sau khi làm việc với các tin nhắn trên Weibo, các đối tượng được yêu cầu đọc một bài trên tạp chí khoa học nổi tiếng New Scienceist và vượt qua bài kiểm tra về nội dung bài viết này. Và một lần nữa, những người không đăng lại những tin nhắn trên mạng xã hội có kết quả tốt hơn.

Facebook - Sputnik Việt Nam
Giới khoa học: Sự phụ thuộc vào mạng xã hội tương tự như nghiện rượu
Các nhà khoa học giải thích hiện tượng này như sau: những người thích repost bị lâm vào tình trạng quá tải nhận thức: họ phải tập trung một số nỗ lực để thông qua quyết định có nên đăng lại thông tin hay không. Điều này gây phức tạp cho việc hiểu nội dung bài viết và nói chung làm xấu đi quá trình học tập.

Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ Hoa Kỳ và Hà Lan gián tiếp xác nhận phát hiện của các đồng nghiệp Trung Quốc. Sau khi phân tích kết quả học tập của 219 sinh viên tại các trường đại học Mỹ, các nhà khoa học đã thấy rằng, những người sử dụng mạng xã hội trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi có điểm kém hơn 20% so với những sinh viên đã cống hiến hết mình cho quá trình học tập.

Theo các nhà khoa học từ Đại học Columbia, 72% sinh viên đại học tin tưởng vào các liên kết và tin nhắn nhận được từ bạn bè. Họ sẵn sàng tin vào thông tin sai lệch nếu nó đến từ bạn bè trên mạng.

Như thường lệ, hầu hết người dùng đều chia sẻ tin nhắn từ bạn bè và cắt đứt liên lạc với những người có quan điểm khác. Đó là lý do tại sao các thông tin giả mạo (fake news), ví dụ, về sự nguy hiểm của tiêm chủng, lây lan giữa những người có cùng chí hướng với tốc độ nhanh như chớp. Người dùng hiện diện trong một loại bong bóng thông tin, mà điều đó có thể ảnh hưởng mạnh đến cách anh ta nhìn nhận thực tế.

Người già là đối tượng dễ bị tổn thương nhất về mặt này. Các nhà nghiên cứu từ các trường đại học New York và Princeton đã phát hiện ra rằng, trong số những người dùng Facebook trên 65 tuổi có 11% người đăng lại thông tin sai lệch, và trong số những người dùng từ 18-29 tuổi chỉ có 3% người như vậy.

Các nhà khoa học từ Đại học California tại San Diego phát hiện ra rằng, các bài viết với nội dung tích cực nhận được sự tán thành lớn hơn từ người dùng so với những tin với nội dung tiêu cực. Các nhà khoa học  đã phân tích hơn một tỷ cập nhật trạng thái của 100 triệu người dùng Facebook và thấy rằng, mỗi bài đăng tiêu cực tạo ra trung bình 1,29 cập nhật trạng thái từ bạn bè, và bài đăng với nội dung tích cực — 1,75 cập nhật.

Hoạt động trên các mạng xã hội gắn liền với tuổi thọ. Những quan sát lối sống của 12 triệu người Mỹ đã chỉ ra rằng, người dùng Facebook có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 12% so với những người không truy cập mạng xã hội này. Đồng thời, những người có mối liên hệ xã hội phát triển, bất kể hoạt động trực tuyến, sống lâu hơn so với những người ở một mình hoặc giao tiếp chỉ riêng qua Internet.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала