Tại sao các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng nền kinh tế của Trung Quốc?

© Sputnik / Iliy PitalevQuốc kỳ Trung Quốc
Quốc kỳ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những thay đổi trong nền kinh tế Trung Quốc vượt quá mong đợi, trong quý I, nó cho thấy sự phát triển ổn định. Điều này đã được Thủ tướng Lý Khắc Cường công bố trong cuộc họp với đại diện của các công ty lớn của Trung Quốc và nước ngoài tại diễn đàn kinh tế Bác Ngao.

Chứng khoán Trung Quốc cho thấy sự tăng trưởng tốt nhất trong quý I giữa tất cả các thị trường mới phát triển. Tuy nhiên, trong khi đó, năm ngoái, thị trường chứng khoán Trung Quốc, ngược lại, ở vị trí dẫn đầu sập sàn.

Mặc dù trong quý đầu tiên của năm nay, dữ liệu chính thức về sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc năm 2018 đã được công bố, ở mức thấp nhất trong vòng 28 năm, còn dự báo tăng trưởng trong năm nay thậm chí còn thấp hơn - từ 6 đến 6,5% - thị trường chứng khoán cảm thấy hoàn toàn khác. Chỉ số CSI 300, dẫn đầu thoái trào vào năm 2018, thế mà bây giờ, trong quý đầu tiên của năm 2019, đã thêm 29% - con số tốt nhất kể từ năm 2014.  MSCI Emerging Markets Index cũng đang tăng trưởng đều đặn. Sự thật, trong số 30 công ty dẫn đầu  về chỉ số tăng trưởng chủ yếu bao gồm các công ty Trung Quốc, đang kéo toàn bộ chỉ số tăng lên với họ. Sự lạc quan của các nhà đầu tư Trung Quốc cũng phổ biến tại Nhật Bản - Nikkei 225 đã tăng thêm 0,82%. Kospi  của Hàn Quốc cũng tăng trưởng.

Thượng Hải - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Trung Quốc chậm lại là mối đe dọa đối với các nước, kể cả đối với Đông Nam Á

 Mức tăng trưởng tốt nhất trong quý đầu tiên kể từ năm 1998 cũng được chứng minh bởi S & P 500 của Mỹ. Dow Jones Industrial Average  cũng  tự tin  phát triển. Rõ ràng, sự lạc quan của các nhà đầu tư có liên quan đến kỳ vọng về tiến trình đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đã được nối lại vào thứ Năm tuần trước. Phái đoàn Hoa Kỳ do đại diện  thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Stephen Mnuchin dẫn đầu đã đến Bắc Kinh. Reuters, có tham chiếu tới nhà đàm phán từ phía Mỹ, ngay lập tức nói rằng Trung Quốc đã đưa ra đề xuất chưa từng có với  Mỹ về vấn đề chuyển giao công nghệ bắt buộc. Cơ quan thông tấn không tiết lộ chi tiết về các đề xuất này. Chỉ có báo cáo rằng Trung Quốc đã sẵn sàng thảo luận về vấn đề theo cách mà họ đã thẳng thừng từ chối xem xét vấn đề này. Và mặc dù các bên vẫn còn cách xa sự đồng thuận về các vấn đề quan trọng khác trong tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hy vọng cho một kết cục đàm phán thành công vẫn đang trở nên mạnh mẽ hơn.

Mặt khác, sự lạc quan của các nhà đầu tư và chính sách của chính phủ Trung Quốc nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đang được  khuyến khích. Và mặc dù về kế hoạch lâu dài,  mức độ tăng trưởng sẽ tiếp tục giảm, sự ổn định của thị trường chủ yếu phụ thuộc vào hành động của chính quyền,  như  nhà nghiên cứu Viện Kinh tế Công nghệ và Định lượng AON của Trung Quốc  Fan Mingtai nói với Sputnik.

Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc sẽ vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới ngay vào năm tới

«Trong quý IV năm ngoái, chính quyền các cấp, bao gồm cả chính quyền trung ương, nhận ra rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực mới, và áp lực này đang gia tăng. Do đó, một số biện pháp đã được thực hiện trong lĩnh vực đầu tư, tiền tệ, tài chính để có những điều chỉnh phù hợp. Chúng ta đang nói về chính sách giảm gánh nặng thuế, điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm tăng khối lượng thanh khoản từ trung bình đến lớn, điều tiết thị trường chứng khoán. Có những tiến bộ nhất định trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, vì vậy quý I tốt hơn dự kiến. Nhưng về lâu dài, triển vọng cho nền kinh tế Trung Quốc không quá sáng sủa, vì xu hướng giảm trong tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục. Và không chắc rằng kỳ vọng của mọi người sẽ thay đổi trong tương lai trung và dài hạn. Do đó, nói chung, kể cả năm 2019, xu hướng sẽ là giảm. Và ở đây, điều rất quan trọng là chính quyền trung ương sẽ tuân thủ chính sách nào. Nếu có một chính sách tài khóa và tiền tệ tích cực, thì nền kinh tế sẽ phát triển ổn định và có lẽ sẽ có một số cải thiện».

Ngay từ năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã giảm các yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng để thanh khoản được giải phóng có thể được chi cho các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương đã phát triển một chương trình mục tiêu để cung cấp tài chính TMLF trung hạn cho các ngân hàng cho doanh nghiệp tư nhân vay  vốn. Nếu các biện pháp hiện tại là không đủ, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ,  như trước đó phó giám đốc Ngân hàng Trung ương Zhu Hexin đã tuyên bố. Cơ quan quản lý sẽ tránh giảm lãi suất cơ bản đến cuối cùng, vì điều này sẽ gây áp lực lên tỷ giá nhân dân tệ và có thể gây ra hiện tượng “chảy máu dòng vốn» ra khỏi đất nước. Tuy nhiên,  chính phủ cũng không thể để cho phép nền kinh tế chậm lại dưới một mức nhất định. Do đó, các cơ quan quản lý tài chính sẽ linh hoạt và hành động theo tình huống. Trong khi đó, sự lạc quan của các nhà đầu tư  là có lợi cho các cơ quan quản lý tài chính.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала