Liệu hội nghị thượng đỉnh mới giữa Trump và Kim Jong-un có diễn ra tại Hà Nội hay không?

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNThiếu nữ Việt Nam cầm cờ Mỹ và Triều Tiên chào mừng hội nghị.
Thiếu nữ Việt Nam cầm cờ Mỹ và Triều Tiên chào mừng hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mặc dù cuộc gặp vừa qua giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội bị nhiều người đánh giá là thất bại, nhưng có những lực lượng vẫn muốn cuộc đối thoại này tiếp tục dưới danh nghĩa đạt được bầu không khí hòa bình và an ninh ở Đông Á, nhà phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov bình luận như vậy trong bài viết của mình.

Đặc biệt, tương lai cuộc đối thoại này đã được quan tâm tại ASEAN. Mặc dù các quốc gia Đông Nam Á không gần với Bán đảo Triều Tiên, nhưng các quốc gia ASEAN đều nhận thức rằng xung đột tại đó có thể ảnh hưởng xấu đến từng thành viên của khối. Và ngược lại, nếu như hòa bình được lập ra trên bán đảo, nhân loại sẽ được lợi từ việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng, từ nền hòa bình lâu dài tại khu vực này. Các nhà khoa học Shawn Ho và Sarah Teo từ Nanyang Technological University ở Singapore có suy nghĩ như vậy. 

Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
Bắc Triều Tiên định thay đổi đại sứ tại Việt Nam sau thượng đỉnh thất bại với Hoa Kỳ

Theo họ, quá trình bình thường hóa có thể tạo điều kiện để nhà lãnh đạo Triều Tiên tham gia trong khuôn khổ các cuộc gặp quốc tế do ASEAN tổ chức. Ví dụ, vào cuối năm nay, một sự kiện sẽ được tổ chức tại Hàn Quốc để kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác ASEAN-Hàn Quốc. Tại sao không mời Kim Jong-un đến dự hoạt động này? - các chuyên gia đặt câu hỏi.

Một định dạng thuận tiện mà nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể tham gia là hội nghị của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), ngoài các nước ASEAN, trong số các nước tham gia còn có Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Trung Quốc và Nga. Tại hoạt động này, các vấn đề về an ninh khu vực thường được thảo luận, và tuy bán đảo Triều Tiên ở khá xa, nhưng tình hình xung quanh khu vực này ảnh hưởng đến an ninh của toàn lục địa. Cuộc họp lần tới trong khuôn khổ ARF được lên kế hoạch trong tháng 7 - tháng 8 tại Bangkok. 

Nếu cuối năm nay, các bên (Trump và Kim Jong-un) không chin muồi cho một cuộc gặp mới, năm tới sẽ có thể tổ chức cuộc họp tại Hà Nội, vì trong năm 2020, Việt Nam sẽ là nước đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN. Tôi nghĩ rằng không phải là ngẫu nhiên mà Shawn Ho và Sarah Teo đưa ra giả định này. Mức độ tổ chức cao của cuộc họp Trump-Kim tại Hà Nội vào tháng Hai đã được tất cả mọi người thừa nhận. Thật ra, kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những hội nghị thượng đỉnh như vậy hiếm khi diễn ra hai lần ở một nơi, nhưng không ai nghi ngờ rằng Việt Nam sẽ có thể tổ chức rất tốt cuộc gặp. 

Cảnh sát biển Việt Nam trong cuộc diễu hành ngày hội - Sputnik Việt Nam
ASEAN tăng nhanh chóng lực lượng cảnh sát biển ở khu vực

Thật khó để nói trước Kim Jong-un và Donald Trump sẽ phản ứng thế nào trước các đề xuất và sáng kiến ​​của ASEAN. Cả hai nhà lãnh đạo đều là những nhân vật rất bốc đồng và ít bị ảnh hưởng từ phía bên ngoài. Nhưng có lẽ lập trường của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi uy tín và kinh nghiệm của ASEAN, vốn là tổ chức đạt được thành công rõ rệt trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала