Bình Nhưỡng đe dọa trả đũa. Trump đã sẵn sàng cho thượng đỉnh lần thứ ba với Kim Jong-un

© AFP 2023 / Saul LoebTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu cho biết cần phải phát triển một nền kinh tế tự cung tự cấp và đe dọa sẽ trả đũa các lệnh trừng phạt chống lại Bắc Triều Tiên.

Bài phát biểu của ông tại cuộc họp toàn thể của Đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 10 tháng 4 đã được hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin dẫn nguồn từ Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) ""Chúng ta phải liên tục giương cao ngọn cờ của một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đang phát triển và tấn công vào những kẻ lầm tưởng rằng họ có thể khiến chúng ta phải quỳ gối bằng các biện pháp trừng phạt". Cùng ngày, Ngoại trưởng Mike Pompeo tại phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ bày tỏ sự tin tưởng rằng các biện pháp trừng phạt mà Mỹ nhắm vào Bắc Triều Tiên sẽ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến nền kinh tế của đất nước này, theo tin từ Newsweeek.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong thời điểm phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 - Sputnik Việt Nam
Ông Kim Jong-un hứa tăng cao sức mạnh quân sự và phát triển năng lượng hạt nhân

Cả hai tuyên bố được đưa ra trước khi diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae - in tại Washington vào ngày 11 tháng 4. Chủ đề chính của cuộc họp là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Quan điểm của Seoul là hòa bình, quan hệ thân thiện, cũng như hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa Nam và Bắc Triều Tiên, chắc chắn sẽ dẫn đến giải trừ hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Do đó Moon Jae - in kêu gọi Hoa Kỳ giảm nhẹ một phần các lệnh trừng phạt nhằm tạo cho Bắc Triều Tiên một động lực để đàm phán và thúc đẩy hành động từ phía họ. Ngược lại, Trump tin rằng việc Bình Nhưỡng giải trừ hạt nhân là điều kiện tiên quyết để thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, và chính vì mục đích này mà ông giữ lại các biện pháp trừng phạt như một cách gây áp lực chính trị. Tuy nhiên, Trump thừa nhận rằng ông không đưa ra thêm các chế tài bổ sung, đã được Bộ Tài chính Mỹ lên kế hoạch và bày tỏ sẵn sàng tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Ông cũng không loại trừ việc tham gia hội nghị thượng đỉnh ba bên cùng với các ông Kim và Moon.

Konstantin Asmolov, nhà nghiên cứu hàng đầu từ Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên IDV, đã chia sẻ quan điểm của ông với Sputnik:

«Trước hết, khi nói về «cuộc tấn công», ông Kim ngụ ý đến việc phát triển kinh tế. Nhân dân Bắc Triều Tiên sẽ phá vỡ hy vọng của những người nghĩ lệnh trừng phạt sẽ buộc họ phải quỳ gối . Đây là một sắc thái rất quan trọng trong bối cảnh thực tế có những lực lượng được hưởng lợi từ việc xem các tuyên bố của CDDCND Triều Tiên có vẻ như một sự đe dọa. Còn trong chuyến thăm của tổng thống Moon Jae – in tới Washington, ông không thêm bất cứ điều gì mới vào giải pháp của vấn đề. Trump từng nói rằng ông không loại trừ cuộc gặp thượng đỉnh thứ ba với Kim Jong-un trong tương lai gần. Ông nhắc lại quan điểm của mình về các biện pháp trừng phạt. Và có lẽ ông Moon cũng không chờ đợi điều gì khác. Do đó cuộc họp này cần thiết hơn đối với ông Moon, hơn việc giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa. Ông ta cần cho người dân trong nước thấy ông đang tích cực hoạt động, nếu thiếu ông thì Washington và Bình Nhưỡng không thể thỏa thuận được với nhau. Có lẽ tổng thống Trump sẽ chuyển một cái gì đó cho Kim Jong-un thông qua ông Moon và rất có thể, khi trở về ông Moon sẽ cố gắng tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều kế tiếp. Đối với hội nghị thượng đỉnh ba bên, được đề cập tại cuộc họp ở Washington, theo tôi, nó sẽ ít mang tính xây dựng hơn so với hội nghị song phương».

Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam
Kim Jong-un đe dọa sẽ tấn công những quốc gia định bắt Bắc Triều Tiên phải quỳ gối

Tất nhiên, để phát triển một nền kinh tế tự cung tự cấp dưới áp lực trừng phạt là việc khó, nhưng vẫn có thể thực hiện. Trước đó, đại sứ Nga tại Hàn Quốc, Andrey Kulik, đã nói về sự sai lầm của các tính toán cho rằng các biện pháp trừng phạt và áp lực sớm muộn sẽ khiến Bắc Triều Tiên sụp đổ, hoặc buộc giới lãnh đạo nước này phải nhượng bộ về các vấn đề nguyên tắc. "Áp lực bên ngoài chỉ có thể thúc đẩy Bình Nhưỡng thắt chặt hơn nữa đường hướng của họ, khiến nước này phải thực hiện các bước trả đũa mạnh mẽ và tiếp tục trì hoãn triển vọng giải quyết tình hình tên lửa - hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên."

Cần nhắc lại rằng một số lệnh trừng phạt có hiệu lực chống lại CHDCND Triều Tiên, được cả Liên Hợp Quốc và một số quốc gia liên quan đến chương trình tên lửa - hạt nhân của nước này đưa ra. Ngay vừa rồi, chính phủ Nhật tuyên bố quyết định gia hạn lệnh trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên thêm hai năm nữa. Chúng bao gồm lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ CHDCND Triều Tiên và cấm các tàu Bắc Triều Tiên tiếp cận cảng biển Nhật Bản.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала