Kim Jong Un tiết lộ “con đường mới” của CHDCND Triều Tiên

© REUTERS / KCNAKim Jong Un
Kim Jong Un  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các nhiệm vụ chính trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện các ý tưởng của Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, các nhiệm vụ và kế hoạch hành động để xây dựng cường quốc xã hội chủ nghĩa, phân tích và đánh giá tình hình hiện tại và lập trường của Triều Tiên trong chính sách đối ngoại là các chủ đề chính trong bài phát biểu của Kim Jong Un trước các đại biểu quốc hội mới được bầu.

Nội dung và bản chất bài phát biểu của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHDCND Triều Tiên có vẻ khá bình thường, nhưng, vẫn có thể thấy những hướng chính của "con đường mới" mà trước đây nhà lãnh đạo Triều Tiên đã cảnh báo Mỹ.

“Tại phiên họp Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên, Kim Jong Un không sử dụng cụm từ “con đường mới”, nhưng, theo ý kiến ​​của tôi, bài phát biểu của ông tiết lộ ở một mức độ nhất định ý nghĩa của cách tiếp cận mới được đề cập trong bài thông điệp năm 2019”,-  Giáo sư Kim Dong-yup tại Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam, nhận xét.

Những cụm từ quan trọng nhất trong chương trình nghị sự là “con đường cách mạng về sự độc lập”, “nền kinh tế tự chủ”, “quần chúng nhân dân là trên hết”, “con đường độc lập xây dựng nền kinh tế quốc gia”, v.v. Tức là nội dung chính vẫn như cũ - ban lãnh đạo Triều Tiên vẫn không tin vào sự giúp đỡ từ bên ngoài trong quá trình phát triển kinh tế. Mặc dù họ vẫn mở rộng cửa cho sự hợp tác với các nước hữu quan.

“Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc chấm dứt chính sách dựa vào lực lượng bên ngoài và tập trung nỗ lực để cải thiện quan hệ giữa miền Bắc và miền Nam, thể hiện ý muốn chân thành thực hiện các tuyên bố liên Triều được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh ở Phanmung-chom và Bình Nhưỡng. Điều đó cho thấy rằng, Kim Jong Un hiểu và nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với Seoul. Nhưng, khi ông nói: là một bộ phận của dân tộc, chúng tôi vẫn cần phải bảo vệ lợi ích quốc gia, thay vì định vị mình là một bên trung gian ám ảnh hay trợ lý tính đến ý kiến của người khác và vội vàng quyết định, thì có thể thấy rõ ông Kim Jong Un cảm thấy bị xúc phạm”, - giáo sư Kim Dong-yup nói. 

Trong quan hệ với Hoa Kỳ, Triều Tiên đặt cược vào nền ngoại giao. Tuy nhiên, những hành động ngoại giao cũng sẽ không kéo dài được lâu. 

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bình Nhưỡng đe dọa trả đũa. Trump đã sẵn sàng cho thượng đỉnh lần thứ ba với Kim Jong-un

“Mặc dù Bắc Triều Tiên đã nói rõ họ không có ý định đàm phán để tìm cách hủy bỏ các biện pháp trừng phạt, nhưng, lần này họ tuyên bố sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi quyết định của Hoa Kỳ đến cuối năm nay. Có vẻ đây là một tín hiệu tích cực cho thấy rằng, Bình Nhưỡng và Washington  vẫn  có thể nối lại quá trình đàm phán, nhưng, cần phải giải thích thêm rằng, hai bên có thể không có một cơ hội thuận lợi như ở Hà Nội. Do đó, nếu Hoa Kỳ không từ bỏ nỗi ám ảnh về các lệnh trừng phạt, Triều Tiên cũng sẽ không ràng buộc mình bởi cuộc đàm phán chỉ riêng với Washington”, - chuyên gia Hàn Quốc nói.

Ngoài ra, ở phần cuối bài phát biểu, Kim Jong Un tuyên bố, “Chính phủ CHDCND Triều Tiên sẽ củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các quốc gia tôn trọng chủ quyền của đất nước chúng ta và thân thiện với chúng ta, và cùng chung tay với tất cả các lực lượng yêu chuộng hòa bình để thành lập hệ thống hòa bình vững chắc trên bán đảo Triều Tiên".  Điều đó cho thấy rằng, Bắc Triều Tiên có ý định đa dạng hóa các nỗ lực ngoại giao.

“Thật khó để nói đây có phải là “con đường mới” hay không, nhưng, theo tôi, đây chính là con đường mới ... Trong mọi trường hợp, theo tôi, Bắc Triều Tiên đã đi quá xa và không thể trở lại con đường cũ. Có lẽ “con đường mới” không quá khác biệt so với con đường cũ. Nhưng, tôi chắc chắn rằng, phải nhìn sâu vào bài phát biểu của Kim Jong Un, đừng nhìn hời hợt”, -  giáo sư Hàn Quốc kết luận.  

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong thời điểm phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-12 - Sputnik Việt Nam
Ông Kim Jong-un hứa tăng cao sức mạnh quân sự và phát triển năng lượng hạt nhân

 Trong ngày làm việc đầu tiên của Quốc hội Bắc Triều Tiên, ông Choe Ryong Hae, 69 tuổi,  được phê chuẩn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, thay thế người tiền nhiệm là ông Kim Yong-nam, 91 tuổi. Ông Choe Ryong Hae sẽ là đại diện chính thức của Bắc Triều Tiên ở nước ngoài. Ông cũng chính thức được phê chuẩn là Phó Chủ tịch thứ nhất của Kim Jong Un  trong Hội đồng Nhân dân Tối cao - cơ quan chính quyền cao nhất của CHDCND Triều Tiên. Ông Choe Ryong Hae được biết đến là người gần gũi nhất với nhà lãnh đạo Triều Tiên, mà Kim Jong Un đã từng gửi ông làm đặc phái viên của mình tới Trung Quốc và Nga. Bây giờ, tất cả các thành viên Hội đồng Nhân dân Tối cao chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế đều trực thuộc Phó Chủ tịch thứ nhất: người đứng đầu ban quốc tế của Ủy ban Trung ương Ri Su Yong, người phụ trách các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa và quan hệ với Hàn Quốc trong Ủy ban Trung ương, Trưởng ban Công tác Mặt trận Thống Nhất Kim Yong Chol, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ri Yong Ho, và bà Choe Son Hui, một trong những nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Bình Nhưỡng với Mỹ, đã được đưa vào thành phần Hội đồng Nhân dân Tối cao. Vì thế có những ý kiến ​​cho rằng, CHDCND Triều Tiên có thể sớm thúc đẩy cuộc đàm phán với Hoa Kỳ và với những quốc gia khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала