Chuyên gia: Trung Quốc và Nga nên đối phó các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ

© Fotolia / Edelweiss Khai thác dầu
 Khai thác dầu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc phản đối quyết định của Mỹ áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia tiếp tục mua dầu của Iran.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang tuyên bố rằng, sự hợp tác giữa Trung Quốc và Iran là công khai, minh bạch và tuân thủ luật pháp, và phải được đối xử với sự tôn trọng. Vào thứ Hai đã có tin rằng, kể từ ngày 1 tháng Năm, Hoa Kỳ chấm dứt miễn trừ trừng phạt các nước nhập dầu Iran. Sau đó, bất cứ ai không ngừng mua dầu Iran sẽ phải hứng chịu gói lệnh trừng phạt thứ cấp của Hoa Kỳ.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. - Sputnik Việt Nam
Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả quyết định của Mỹ về lệnh trừng phạt dầu chống lại Iran

Vào giữa năm 2018, Hoa Kỳ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran và tuyên bố khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt đối với quốc gia này. Cụ thể Mỹ cấm mua dầu Iran và yêu cầu các nhà giao dịch dầu khí và các công ty lọc dầu trên khắp thế giới giảm các giao dịch dầu với Iran. Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận Iran đã gây sự lo ngại của nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và EU. Trung Quốc vẫn là nhà tiêu thụ và nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung bên ngoài, bao gồm Iran. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Iran có trữ lượng dầu lớn thứ ba thế giới - 18,8 tỷ tấn. Gần 40% xuất khẩu hydrocarbon trên thế giới sang EU. Theo tính toán của Reuters, kể từ năm 2016, EU đã đầu tư hơn 20 tỷ USD vào các dự án ở Iran. Do đó, không chỉ Trung Quốc, mà ngay cả các đồng minh chính của Hoa Kỳ trong NATO đã phản đối quyết định của Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận Iran.

Tòa nhà lịch sử của Quốc hội Áo ở trung tâm Vienna - Sputnik Việt Nam
Nước Áo đánh giá thiệt hại của đất nước do lệnh trừng phạt chống Nga

Nhưng, Washington đã không đáp ứng yêu cầu của các đối tác và tuyên bố rằng, các biện pháp trừng phạt thứ cấp sẽ được áp dụng đối với bất kỳ quốc gia nào tiếp tục mua dầu thô từ Iran. Tuy nhiên, Mỹ đã cấp quyền miễn trừ lệnh trừng phạt cho một số nhà nhập khẩu dầu Iran, bao gồm một số nước EU và Trung Quốc, cho họ thời gian giảm dần việc mua dầu của nước này. Thị trường thế giới đã dự kiến ​​giai đoạn này sẽ kéo dài khá lâu, và sẽ không thiếu dầu. Các nước OPEC + thậm chí đã đồng ý cắt giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày để hỗ trợ giá. Tuy nhiên, vào thứ Hai, Nhà Trắng tuyên bố rằng, kể từ ngày 1 tháng 5, họ sẽ giảm sản lượng của Iran xuống mức 0.

“Chúng tôi đã nói rõ nếu các bạn không tuân thủ thì sẽ bị trừng phạt. Chúng tôi dự định sẽ thi hành các biện pháp trừng phạt”, - Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố vào hôm thứ Hai.

Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tại cuộc diễu hành quân sự - Sputnik Việt Nam
Trừng phạt của Mỹ có triển vọng biến Iran thành cường quốc kinh tế

Sau đó, giá dầu tăng mạnh. Giá dầu Brent đã tăng 3,4%  và giá dầu WTI tăng 2,9%, và vẫn đang tăng. Tại thời điểm viết bài này, giá kỳ hạn tháng 6 của dầu Brent là 74,49 USD / thùng và WTI ở mức 66,08 USD. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: theo Reuters, trong quý đầu năm nay, Iran đã xuất khẩu trung bình 1,3 triệu thùng / ngày. Mặc dù Hoa Kỳ hứa rằng, các lệnh trừng phạt Iran sẽ không dẫn đến tình trạng thiếu hụt dầu mỏ, nhưng, 1,3 triệu thùng / ngày vẫn cần phải được lấy từ đâu đó, và không ai có thể tăng sản lượng nhanh như vậy trong một thời gian ngắn. Do đó, không thể tránh khỏi tình trạng giá dầu tăng lên. Trong điều kiện như vậy, Trung Quốc không thể ngay lập tức ngừng mua dầu từ Iran để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu thô với giá phải chăng, - chuyên gia Chen Xiaoqing, Giáo sư tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, người đứng đầu ban thư ký của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Năng lượng Quốc tế, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Quốc kỳ Iran - Sputnik Việt Nam
Quốc hội Iran phê chuẩn dự luật công nhận CENTCOM của Mỹ là tổ chức khủng bố

“Trung Quốc nên hợp tác với các đối tác châu Âu để duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran. Đồng thời, nên duy trì quan hệ hợp tác với Iran. Trên thực tế, cả EU và Nga cũng lên án các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ. Trung Quốc nên tập trung nỗ lực để giảm thiểu các tác động tiêu cực của lệnh trừng phạt này và duy trì hợp tác với Iran. Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã nói rõ rằng, Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ. Trung Quốc, cùng với các nước EU và Nga, phải hợp lực để phản đối chính sách trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Đồng thời, nên tập trung sự chú ý đến việc bảo vệ các doanh nghiệp Trung Quốc đang làm việc với Iran. Bởi vì Mỹ và Iran coi lực lượng vũ trang của nhau là tổ chức khủng bố. Vì vậy, vấn đề an ninh là rất nghiêm trọng. Nếu bất kỳ cuộc đụng độ nào phát sinh, Trung Quốc sẽ chịu nhiều thiệt hại. Bây giờ chúng tôi nên cố gắng hoãn thực thi các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Iran. Nếu không làm được như vậy, thì cần tìm kiếm những phương pháp khác để thay đổi tình hình. Tôi không nghĩ rằng các quốc gia khác sẽ làm theo Mỹ và ngay lập tức ngừng hợp tác với Iran. Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ gây áp lực nghiêm trọng đối với các quốc gia khác, họ có thể công bố một số quyết định, nhưng, cuối cùng mọi thứ đều thay đổi. Điều quan trọng nhất là xây dựng một giải pháp chung để đối phó các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và cùng nhau cố gắng thay đổi tình hình."

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала