33 năm sau thảm họa. Liệu Chernobyl ngày nay có còn nguy hiểm không?

© Sputnik / Stringer / Chuyển đến kho ảnhCông viên giải trí trong khu vực bị bỏ hoang sau vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Công viên giải trí trong khu vực bị bỏ hoang sau vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, thế giới đã chứng kiến một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại - vụ tai nạn tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl .Nó bị xếp ở mức độ nguy hiểm cao thứ 7 trong Cấp độ sự kiện hạt nhân quốc tế (INES). Mức độ tương tự đã được chỉ định cho vụ tai nạn vào năm 2011 tại Fukushima-1. "Sputnik" nhắc lại những sự thật ít được biết đến về vụ tai nạn ở Chernobyl và ....

Các con số

Hậu quả của vụ nổ tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, tổng cộng 8.4 triệu người ở Ukraina, Belarus, Nga, các nước vùng Baltic và một số nước châu Âu đã tiếp xúc với bức xạ phóng xạ ở mức độ khác nhau. Thiệt hại lớn nhất không phải  Ukraina, mà là Belarus, với khoảng 70% ô nhiễm phóng xạ. 1/5 lãnh thổ của nước cộng hòa trở nên không phù hợp với nông nghiệp.

Chernobyl - Sputnik Việt Nam
Quay được cảnh giải cứu một con nai sừng tấm từ hồ phóng xạ ở Chernobyl

Khắc phục hậu quả trên Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, theo nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, có từ 600 đến 800 nghìn người từ khắp nơi ở Liên Xô đã tham gia. 36 giờ sau vụ tai nạn, 47.500 cư dân, chủ yếu là công nhân viên của nhà máy đã được sơ tán khỏi thành phố Pripyat, nơi họ sinh sống. Bây giờ trong khu vực cách ly, có từ 100 đến 200 người sinh sống. Khoảng 5 triệu người ở Nga, Ukraina và Belarus nhận phụ cấp chính phủ vì bị ảnh hưởng bởi phóng xạ từ thảm họa Chernobyl.

Nền bức xạ

Hiện tại, ở thành phố Chernobyl, nền phóng xạ thực tế không khác biệt so với Moskva, Kiev hay Minsk: khi đo lường “ theo không khí” thì nó khoảng 12-15 μR / h. Liều lượng bức xạ gamma tương đương cho phép đối với cư dân là 30 μR / h. Tuy nhiên, ở Chernobyl không có dân thường sinh sống, chỉ có nhân viên của vùng cách ly được bố trí ở đó. Quy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)  cho phép làm việc tại Chernobyl trên cơ sở luân phiên - 2-3 tháng trong vòng sáu tháng. Bức xạ không lan đều xung quanh nhà máy điện hạt nhân, mà lắng xuống dưới dạng từng cụm. Do đó, một số khu vực trong vùng nguy hiểm gấp mười lần so với lãnh thổ gần nhà máy điện hạt nhân. Việc hiện diện trong trường bức xạ như vậy trong khoảng thời gian vài giờ được coi là an toàn, nhưng tất nhiên không thể sống trong một lãnh thổ như vậy trong nhiều năm.

© Sputnik / Evgeny KotenkoThị trấn Pripyat bỏ hoang sau vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
33 năm sau thảm họa. Liệu Chernobyl ngày nay có còn nguy hiểm không? - Sputnik Việt Nam
Thị trấn Pripyat bỏ hoang sau vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl

Rừng rậm Chernobyl

Việc thiếu ảnh hưởng của con người trong 33 năm đã dẫn đến thực tế là khu bảo tồn thiên nhiên sinh quyển bức xạ sinh thái Chernobyl được thành lập trong khu vực cách ly có thể cạnh tranh với các khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng nhất thế giới về tính đa dạng và nhiều loài động vật phong phú. Số lượng mèo rừng, lợn rừng, nai sừng tấm, thỏ rừng, cáo, dơi, rái cá sông, hươu nai, sói đã tăng mạnh ở đây. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng sói trong khu vực Chernobyl nhiều gấp bảy lần so với các khu vực “sạch” lân cận. Do tuổi thọ tương đối ngắn, động vật không có thời gian để cảm nhận tác động của bức xạ. Tuy nhiên, các  cuộc nghiên cứu cái xác của lợn rừng bị sói giết vào tháng 2 năm 2019 cho thấy Strontium (Sr-90) trong cơ thể của nó cao gấp 37 lần, Caesium Cs-137 - 96 lần. Điều này cho thấy rằng tại khu vực Chernobyl vẫn còn ô nhiễm mạnh trong đất và nước.

© Sputnik / Stringer  / Chuyển đến kho ảnhNhà ở bỏ hoang sau vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
33 năm sau thảm họa. Liệu Chernobyl ngày nay có còn nguy hiểm không? - Sputnik Việt Nam
Nhà ở bỏ hoang sau vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl

Lá chắn bức xạ

Vào cuối năm 2018, việc lắp đặt lá chắn bức xạ lớn mang tên "New Safe Confinement"  đã hoàn thành – đó là cấu trúc bao trùm lên lò phản ứng số 4 của Nhà máy điện hạt nhân đã bị phá hủy nghiêm trọng. Một “ nấm mồ” mới dưới dạng vòm có thể di chuyển đã  bao phủ  lên “hầm «Ukrytiye»”, cấu trúc  được dựng lên vội vã vào tháng 11 năm 198, nay đã xuống cấp trầm trọng. Lá chắn thép khổng lồ nặng 36 nghìn tấn này được thiết kế với hạn sử dụng 100 năm và trong thời gian này, lò phản ứng với 200 tấn nhiên liệu hạt nhân còn lại bên trong, chất thải phóng xạ và bụi phóng xạ cần phải được vô hiệu hóa và biến thành một cấu trúc hoàn toàn an toàn.

Chủ đề Chernobyl  trong nghệ thuật

Rất nhiều phim truyện, nhiều phim tài liệu và vô số phim nghiệp dư đã được quay về Chernobyl. Một trong những bộ phim cuối cùng được quay vào năm 2016 là bộ phim ngắn “Arka”( Mái vòm), dựa trên câu chuyện về cậu bé lớn lên ở Pripyat. Trong hai năm, bộ phim đã tham gia nhiều liên hoan phim quốc tế ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ,  giành được 18 đề cử và năm giải. Bộ phim cho thấy lịch sử 30 năm của vụ tai nạn Chernobyl từ những phút đầu tiên trước khi một nơi trú ẩn mới xuất hiện dưới dạng mái vòm. Sự độc đáo của bộ phim là nó được kể bằng ngôn ngữ âm nhạc, và những lời duy nhất phát ra trong phim là  thông điệp của Tổng thống Liên Xô khi đó Mikhail Gorbachev  gửi tới nhân dân.

Đoạn quảng cáo cho bộ phim "Arka" 

Vào năm 2014, nhóm Pink Floyd đã giới thiệu một clip cho bài hát “Marooned “ để kỷ niệm 20 năm phát hành album của họ. Clip cũng được quay tại Pripyat. Clip này trên kênh của nhóm đã được xem 19 triệu lần.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала