Ngôn từ của Thủ tướng Singapore khiến người Việt Nam và Campuchia phẫn nộ

© REUTERS / Feline Lim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La
 Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính sách quốc tế, nền kinh tế và ngành du lịch - ba chủ đề chính về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Hầu hết các phương tiện truyền thông nước ngoài đều viết về phản ứng ở Việt Nam và Campuchia đối với ngôn từ của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân Facebook có nội dung cho rằng Việt Nam đã “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia  vào năm 1978. Straits Times cho biết rằng, khoảng 26 nghìn người khi đọc xong bài viết đã tỏ thái độ phẫn nộ với những gì ông Lý Hiển Long viết trên Facebook. Tờ báo cũng trích dẫn lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh nhấn mạnh những phát ngôn của ông Lý Hiển Long là "sai sự thật và không thể chấp nhận được".

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Sputnik Việt Nam
Gay gắt và ôn hòa – người Việt phản ứng trước việc dùng từ “xâm lược” của Lý Hiển Long

Đây là lần thứ hai trong lịch sử, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tầm quan trọng của Việt Nam đối với an ninh quốc tế đã tăng lên đáng kể sau Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, tờ Washington Times viết. Và hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều mà Việt Nam là nước chủ nhà, đã củng cố uy tín của nước này với tư cách người hòa giải. Là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam sẵn sàng sử dụng các kỹ năng ngoại giao mềm và cam kết hội nhập quốc tế. Hà Nội hy vọng rằng, việc thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ khiến Bắc Kinh cẩn thận hơn trong quan hệ với Việt Nam. Tờ The Diplomat viết về sự phát triển hợp tác quốc phòng Việt-Pháp, mà một yếu tố quan trọng trong sự hợp tác này là chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam của tàu Hải quân Pháp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thể giúp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hàn gắn chia rẽ

Trên báo chí quốc tế cũng có nhiều tài liệu về tác động tích cực của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đến nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi sẽ có một bài phân  tích về chủ đề này, và trong mục điểm báo lần này chỉ đề cập đến một vài bài viết. Trong bài viết dưới đầu đề “Việt Nam không thể trở thành một nước Trung Quốc thứ hai”, tờ Foreign Policy cho biết rằng, trong 5 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng gần 70% so với cùng kỳ 2018, nhưng sự tăng trưởng này gây ra một số hậu quả tiêu cực.

CNN thông báo rằng, trong 4 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng trưởng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng tin REGNUM của Nga trích dẫn ý kiến ​​của ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại lễ khai mạc Diễn đàn SPIEF ông đã nói rằng, cuộc đối đầu thương mại và kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ phục vụ lợi ích của Việt Nam trong ngắn hạn, nhưng, trong tương lai sự thay đổi trong cán cân thương mại có thể gây tổn hại cho Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫy lá cờ Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thương chiến Mỹ - Trung: Việt Nam hưởng lợi lớn nhất và sự hài lòng của ông Trump

Tờ The Economist  đưa tin rằng, ở Việt Nam tỷ lệ làm việc của nữ là 79%, đây là một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Bản báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI) ghi nhận hiện tượng phụ nữ kiếm tiền nhiều hơn nam giới trong khu vực này. Theo báo cáo này, ly hôn đã trở nên phổ biến hơn, và bạo lực gia đình đã giảm. Tân Hoa Xã viết về tình trạng thiếu thịt lợn ở Việt Nam do sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi. Việt Nam đang tăng nhập khẩu thịt lợn. Và Reuters viết về hai đại gia - Heineken  của Hà Lan và Sabeco của Vietnam  đang đọ sức trên chiến trường bia Việt Nam. PortNews đưa tin về những thay đổi sắp tới trong lĩnh vực khai thác, chế biến và vận chuyển cá minh thái. Việt Nam có đủ khả năng chiếm vị trí hàng đầu trên thị thường này, mà điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu cá minh thái của Nga, cũng như đến công nghiệp chế biến cá minh thái của Hàn Quốc. Hãng Tatar-inform cho biết rằng, tập đoàn KAMAZ sẵn sàng thành lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam vào năm 2020 để cung cấp các mẫu xe ô tô mới cho lực lượng an ninh Việt Nam.

Người đứng đầu bộ phận kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Bình tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF)  - Sputnik Việt Nam
SPIEF-2019: Nga và Việt Nam thảo luận về sự phát triển của quan hệ kinh tế thương mại

Thống kê ghi nhận khách du lịch Nga đổ về châu Á - Thái Bình Dương đang tăng mạnh, theo Skift. Theo số liệu của Hãng phân tích du lịch toàn cầu ForwardKeys, từ tháng 5-2018 đến tháng 4-2019, khách du lịch Nga đổ về châu Á - Thái Bình Dương tăng 54,5%, vượt xa tăng trưởng khách quốc tế nói chung của khu vực (3,8%). Khách Nga tăng đột biến chủ yếu nhờ các hãng hàng không nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, tăng gấp đôi số đường bay thẳng từ Nga đến các khu nghỉ mát châu Á. Đến thời điểm này Thái Lan là một lựa chọn yêu thích nhất của khách Nga, nhưng, lượng khách du dịch Nga đến Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. “Việt Nam thu hút du khách nhờ vị trí địa lý và các trải nghiệm văn hóa đa dạng - từ Bắc vào Nam rất khác nhau. Bên cạnh đó là lợi thế nghỉ dưỡng biển được đa số khách Nga yêu thích”,  tờ báo viết. Và CNN thông báo về một dịch vụ du lịch mới: Công ty trực thăng miền Bắc Việt Nam khai trương dịch vụ FastSky, cho phép đặt chuyến ngắm cảnh bằng trực thăng tại vịnh Hạ Long được ghi vào danh sách các di sản thế giới của UNESCO.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала