Thuận lợi và thách thức trước Việt Nam với vai trò thành viên không thường trực HĐBA LHQ

© Ảnh : Nhóm phóng viên TTXVN tại New York, Mỹ Niềm vui của các thành viên của đoàn Việt Nam khi trúng cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ với số phiếu gần như tuyệt đối.
Niềm vui của các thành viên của đoàn Việt Nam khi trúng cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ với số phiếu gần như tuyệt đối. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Trong một thế giới đang có nhiều sự bất ổn định và tính phức tạp của quan hệ quốc tế ngày càng gia tăng thì trách nhiệm của một thành viên Hội đồng Bảo an, dù là thành viên không thường trực, sẽ càng thêm nặng nề”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế bình luận với Sputnik.

Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 7/6/2019, tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam đã được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Đây là lần thứ hai trong lịch sử Việt Nam đảm nhiệm chức vụ này. Việt Nam đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm từ nhiệm kỳ trước (2007-2008), kinh nghiệm trong đàm phán, trong thương lượng. Nhưng, hơn mười năm qua đã có rất nhiều thay đổi. Thế giới đang phải đối mặt với những thách thức mới, những thay đổi chóng mặt. Vậy, đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ sắp tới, Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi và khó khăn gì? 

Hội đồng Bảo an LHQ - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đắc cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ

Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Đại tá Nguyễn Minh Tâm trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Sputnik: Thưa ông Nguyễn Minh Tâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 08/06 có Thông điệp "Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững". Trong Thông điệp có đoạn “Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là một vinh dự lớn lao, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, song cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết mình để hoàn thành trọng trách mà cộng đồng quốc tế giao phó”. Nhìn nhận về vấn đề này, theo ông thì Việt Nam đang có những lợi thế và đang gặp phải những thách thức gì, khi đảm nhiệm vị trí thành viên không thường trực HĐBA lần này?

Đại tá Nguyễn Minh Tâm: Việt Nam có nhiều thuận lợi vì lập trường của Việt .Nam trong nhiều vấn đề quốc tế là lập trường chung của rất nhiều quốc gia. Trong đó, đa số các nước thuộc khối G7, G20 (có Nga và Trung Quốc) ủng hộ lập trường này, chống lại chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa biệt lập, chủ nghĩa bảo hộ vốn đồng hành với chủ nghĩa thực dân mới. Các quốc gia trên thế giới đều phản đối việc sử dụng bao lực quân sự, phản đối việc sử dụng các biện pháp cực đoan như bao vây, cấm vận, sử dụng hàng rào thuế quan .v.v... để gây sức ép về chính trị trong quan hệ quốc tế.

Cộng thêm, xu thế bảo vệ hòa bình, giữ gìn sự ổn định trong quan hệ quốc tế đang là xu thế chung của thời đại. Thế và lực về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh của Việt Nam đã vững chắc hơn rất nhiều so với những năm 2007-2008, tiếng nói của Việt Nam được tôn trọng hơn rất nhiều.

Còn những thách thức với Việt Nam cũng rất lớn bởi mấy lý do:

Thứ nhất, giữa các nước lớn đang có những mâu thuẫn sâu sắc, đặc biệt là quan hệ giữa ba nước lớn Mỹ, Nga, Trung trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang ở trạng thái bất đồng sâu sắc. Điển hình là việc bao vây, cấm vận chống Liên bang Nga và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Hôm thứ Tư Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Vì sao Donald Trump châm ngòi chiến tranh thương mại ở khắp nơi nhưng lại "dịu dàng" với Việt Nam?

Thứ hai, giữa các quốc gia đang phát triển đã xuất hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ để vươn lên, nhưng cũng không thiếu những sự cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí là lợi dụng cơ hội để triệt hạ lẫn nhau. Điển hình là các quốc gia Hồi giáo theo hai trường phái Sunny và Shia.

Thứ ba, vấn đề hạn chế vũ khí hạt nhân đang vấp phải những khó khăn lớn do số lượng các nước sở hữu vũ khí hạt nhân không tìm được tiếng nói chung. Tình trạng chạy đua vũ trang đang có biểu hiện phát triển trở lại.

Thứ tư, vấn đề biến đổi khí hậu cũng không có được sự đồng thuận giữa các quốc gia, điển hình là Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Thứ năm, chủ nghĩa khủng bố không những không bị đẩy lùi mà còn mở rộng quy mô hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau. Các nước lớn vẫn bất đồng trong quan điểm và ứng xử đối với chủ nghĩa khủng bố.

Thứ sáu, sự tin cậy trong quan hệ quốc tế đang giảm sút do sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng mạnh mẽ, tạo nên lôi cuốn các nước vừa và nhỏ vào các cuộc xung đột trên các lĩnh vực quân sự và phi quân sự.

Tựu chung lại, trong một thế giới đang có nhiều sự bất ổn định và tính phức tạp của quan hệ quốc tế ngày càng gia tăng thì, trách nhiệm của một thành viên Hội đòng Bảo an, dù là thành viên không thường trực sẽ càng thêm nặng nề. Đặc biệt là việc xử lý những bất đồng giữa các nước là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. 

Sputnik: Những trách nhiệm và vai trò Việt Nam cần phải thực hiện trong nhiệm kỳ 2020-2021 ở vị trí là Ủy viên không thường trực của HĐBA Liên hợp quốc?

Đại tá Nguyễn Minh Tâm: Trong tình hình và bối cảnh hiện nay, trách nhiệm của Việt Nam sẽ nặng nề hơn nhiều so với nhiệm kỳ thành viên không thường trực của HĐBA LHQ 2007-2008. Cụ thể gồm có:

  • Huy động những tác động của quốc tế để thúc đẩy việc sớm hình thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC. 
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Philippines muốn tham vấn Việt Nam về vấn đề Biển Đông và COC, Trung Quốc sẽ tìm cách cản
  • Tiếp tục đấu tranh vì hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực CHâu Á - Thái Bình Dương nói chung.
  • Đại diện cho tiếng nói của các nước ASEAN nói riêng và Châu Á-Thái Bình Dương nói chung tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
  • Tham gia vào việc vận động ngoại giao nhằm làm giảm bớt căng thẳng ở các điểm nóng như Syria, Libya, Iran, Venezuela...
  • Tiếp tục đấu tranh để duy trì một WTO hiện đang bị vô hiệu hóa các nước lớn (chủ yếu là Mỹ) dùng chính sách cấm vận, dựng hàng rào thuế quan.
  • Góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan, khủng bố, phân biệt sắc tộc; đấu tranh cho sự bình đẳng trong việc giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu.
  • Đấu tranh để duy trì sự cân bằng chiến lược, tiến tới một thế giới đa cực, nhiều trung tâm, chống lại chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa biệt lập, phân biệt đối xử và tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
  • Sputnik: Chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho Sputnik. Hy vọng rằng Việt Nam sẽ đảm nhận thành công sứ mệnh lần này, như TBT Nguyễn Phú Trọng đã viết trong Thông điệp, để “xứng đáng là đối tác tin cậy vì hoà bình bền vững”.

    Tin thời sự
    0
    Để tham gia thảo luận
    hãy kích hoạt hoặc đăng ký
    loader
    Phòng chat
    Заголовок открываемого материала