Thành công rực rỡ của Việt Nam trên trường quốc tế

© Ảnh : Nhóm phóng viên TTXVN tại New York, MỹViệt Nam trúng cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ với số phiếu gần tuyệt đối
Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ với số phiếu gần tuyệt đối - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính sách quốc tế, nền kinh tế và ngành du lịch – đây là ba chủ đề chính về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Chúng tôi mở đầu mục điểm báo với bài viết của nhà Việt Nam học nổi tiếng Grigory Lokshin đăng tải trên tờ báo Nga Nezavisimaya Gazeta. Tác giả viết về thành công lớn của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam đã chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Niềm vui của các thành viên của đoàn Việt Nam khi trúng cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ với số phiếu gần như tuyệt đối. - Sputnik Việt Nam
Thuận lợi và thách thức trước Việt Nam với vai trò thành viên không thường trực HĐBA LHQ

Lần này việc bầu chọn năm thành viên mới diễn ra vào lúc đang xảy ra thế bế tắc ngoại giao trong cơ quan này, bởi các thành viên hội đồng không thể đạt thỏa thuận trong việc cần phản ứng ra sao đối với một số cuộc xung đột, từ Syria tới Myanmar, Venezuela hay Sudan, chuyên gia viết. Trong tình huống bất lợi này, cần phải chú ý không chỉ đến việc Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực, trong khi Việt Nam đã là ứng cử viên duy nhất của nhóm nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho vị trí này, mà trước hết nên chú ý đến kết quả bỏ phiếu: Việt Nam được 192 phiếu từ tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Đây là một kỷ lục trong lịch sử Liên Hợp Quốc. Không ai dự đoán rằng, Việt Nam - một trong số ít các quốc gia xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới, sẽ nhận được sự ủng hộ lớn như vậy. Một số phương tiện truyền thông đã nhấn mạnh rằng, trong những năm qua cộng đồng thế giới đã không chỉ một lần thấy được rằng, Việt Nam tiến hành đường lối đối ngoại cởi mở, đa dạng hóa quan hệ quốc tế để đảm bảo sự phát triển bền vững trên thế giới và ngăn chặn các tác động nguy hiểm của biến đổi khí hậu. Và đây là lý do cho sự thành công rực rỡ của Việt Nam. Tác giả trích dẫn lời tuyên bố của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng:

“Việt Nam đã và sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, góp phần tích cực vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hoà bình, hợp tác và phát triển”.

Trung Quốc và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
“Chúng ta đang ở đỉnh cao của mâu thuẫn nguy hiểm”
Bây giờ là những thông tin về kinh tế. Tờ báo Indonesia The Jakarta Post viết rằng, theo dự báo của các chuyên gia phương Tây, trong năm nay nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7%, đây là tốc độ nhanh nhất ở Đông Nam Á. Ở các quốc gia trong khu vực, xuất khẩu đã giảm trong quý II năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng, dù chậm hơn so với năm 2018. Bangkok Post cho biết rằng, cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam vào tháng 5/2019 thâm hụt 1,3 tỷ USD. Một số phương tiện truyền thông phương Tây có bài viết về phản ứng của các quan chức Việt Nam đến việc Trung Quốc cố tình dán mác “Made in Vietnam” lên hàng hóa của họ để tránh bị áp thuế quan của Mỹ. Chính quyền Việt Nam yêu cầu các cơ quan kiểm tra gắt gao hơn việc chứng nhận nguồn gốc hàng hóa. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cảnh báo về những hậu quả của những hành vi này. Các hiện tượng như vậy đã ảnh hưởng đến thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam, quyền lợi người tiêu dùng, thậm chí có nguy cơ khiến hàng hóa trong nước bị xem xét khi xuất khẩu vào một số thị trường nước ngoài vì không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ảnh hưởng đến hoạt đng xuất nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam.

Dây chuyền chế biến, sơ chế hoa quả xuất khẩu tại Tổ hợp sản xuất và chế biến hoa quả xuất khẩu của Nafoods.  - Sputnik Việt Nam
Trump quyết "đánh" Trung Quốc dữ dội, Mỹ tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam

Tờ Barron viết rằng, là một thị trường phát triển xuất khẩu, nơi thương mại lớn gần gấp đôi tổng sản phẩm quốc dân, Việt Nam có thể chịu thiệt hại trong ngắn hạn nếu cuộc chiến thương mại ảnh hưởng tới sức mua phạm vi toàn cầu. Chuyển nhà máy từ Trung Quốc và các nước khác sang Việt Nam cũng không phải là một quá trình dễ dàng. Ở Việt Nam không có nhiều diện tích đất đai, và diện tích đất ngày càng giảm đi, trong khi cơ sở hạ tầng của Việt Nam bị tụt hậu so với Trung Quốc ít nhất một thế hệ. Nhưng, phần lớn các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin về những thành tựu mới của nền kinh tế Việt Nam. Nikkei Asian Review cho biết rằng, Việt Nam chính thức khánh thành nhà máy sản xuất ô tô thương hiệu nội địa đầu tiên. Ban đầu, VinFast đặt mục tiêu sản xuất 250.000 xe/năm, gần như tương đương với tổng doanh số bán xe hàng năm tại Việt Nam. Dự kiến, SUV và xe thể thao sẽ ra mắt vào cuối tháng 7 và xe máy điện sẽ xuất hiện trên thị trường trước cuối năm nay. GCR viết về dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam dài 654 km chạy qua 13 tỉnh. Đến nay, 24 công ty Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm đến dự án, cũng như 6 công ty của Trung Quốc, 2 công ty của Nhật Bản, 1 công ty Pháp và 1 công ty Hàn Quốc. Trang mạng Tin tức hàng ngày từ Vladivostok cho biết rằng, Vingroup đang bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh tại nhà máy mới. Đến đầu năm 2020, nhà máy sẽ đạt công suất cao nhất 125 triệu máy - gấp khoảng 25 lần so với mức hiện tại.

The Defense Post, đưa tin về việc hai phi công hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bay huấn luyện trên máy bay Yak-52 của Nga, gợi ý về những trục trặc ngày càng thường xuyên với thiết bị quân sự của Nga và ý muốn của Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung cấp quân sự. Fox News viết về việc bắt giữ khối lượng lớn kỷ lục ngà voi, vảy tê tê nhập lậu tại cảng Hải Phòng.

Thủ tướng Dmitry Medvedev và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Phòng hòa nhạc Zaryadye, dự lễ khai mạc Năm chéo hữu nghị Nga Việt 2019-2020 - Sputnik Việt Nam
Nga và Việt Nam hợp tác với nhau trên cơ sở bình đẳng

Chúng tôi khép lại mục điểm báo với những tin về ngành du lịch. Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến phổ biến nhất với khách du lịch Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo Pravda.Ru. Theo công ty chuyên cung cấp số liệu ngành du lịch - ForwardKeys, một khách du lịch Nga chi tiêu khoảng 1. 500 USD ở Việt Nam, cao hơn 40% mức chi tiêu trung bình của các du khách nước ngoài khác (khoảng 900 USD). Một trong những tờ báo nổi tiếng nhất của Nga tờ Moskovsky Komsomolets cho biết rằng, Aeroflot và Vietnam Airlines đã ký thỏa thuận hợp tác liên danh linh hoạt (code-share) để thực hiện các hành trình nội địa Việt Nam, nội địa Liên bang Nga và các chuyến bay quốc tế giữa Việt Nam - Liên bang Nga. Điều đó mang lại cho hành khách nhiều cơ hội mới, giúp hành khách chỉ cần đặt chỗ và làm thủ tục chuyến bay một lần duy nhất với Vietnam Airlines hoặc Aeroflot để thực hiện toàn bộ hành trình. Kể từ ngày 1 tháng Bảy,  Vietnam Airlines sẽ chuyển hoạt động khai thác các chuyến bay đi, đến Matxcơva từ sân bay Domodedovo sang sân bay Sheremetyevo nhằm tạo điều kiện để hành khách dễ dàng nối chuyến tới các điểm đến nội địa Liên bang Nga và châu Âu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала