Làm thế nào để Kim Jong-un có thể dự phần vào cuộc gặp Tập-Trump?

© REUTERS / Carlos BarriaDonald Trump và Tập Cận Bình
Donald Trump và Tập Cận Bình  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tình hình xung quanh CHDCND Triều Tiên sẽ là một trong những chủ đề mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận tại cuộc gặp ở Osaka bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.

Phía Trung Quốc hy vọng rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đối thoại với Kim Jong-un, - chuyên gia Georgy Toloraya, Giám đốc Trung tâm chiến lược Nga ở châu Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Donald Trump và Vladimir Putin  - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ chưa đưa ra đề xuất cho cuộc đàm phán của ông Putin và ông Trump ở G20

Hai bên đang chuẩn bị cho cuộc gặp ở Osaka,  mà chủ đề chính là việc giảm căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trong khi đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới CHDCND Triều Tiên là tín hiệu mạnh mẽ gửi tới Donald Trump cho thấy rằng, Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận chi tiết về tình hình xung quanh Bắc Triều Tiên. Và Tổng thống Mỹ đã nhận được tín hiệu này. Tuần tới, vài ngày sau chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Bình Nhưỡng, Washington sẽ phái ông Stephen Biegun, đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên tới Hàn Quốc. Chắc là, nhà ngoại giao Mỹ nên phối hợp lập trường về vấn đề Triều Tiên với các đồng minh.

Trong vòng chưa đầy một năm, hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Kim Jong-un đã gặp nhau bốn lần, đặc biệt là nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đến Trung Quốc trước các cuộc gặp với ông Trump ở Singapore và Hà Nội. Cuộc gặp lần thứ năm sẽ diễn ra ngay trước cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với ông Trump ở Osaka. Về mặt chính thức, chuyến thăm cấp nhà nước tới CHDCND Triều Tiên được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ song phương. Trong khi đó, sự kiện này đã diễn ra vào  ngày 6 tháng 10. Không loại trừ rằng, ông Tập Cận Bình đã lên kế hoạch đến thăm Bình Nhưỡng ngay trước thềm Hội nghị G20 và cuộc gặp với Tổng thống Mỹ ở Osaka để nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Trung Quốc trong việc giải quyết tình hình xung quanh Triều Tiên. Các nhà quan sát nhắc nhở rằng, ông Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên đến thăm Bình Nhưỡng sau năm 2005.

Chuyến thăm tới Bình Nhưỡng sẽ diễn ra vào thời điểm rất quan trọng – ngay trước hội nghị thượng đỉnh G20 và cuộc gặp với ông Trump. Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Hòa bình của Học viện Ngoại giao Trung Quốc, ông  Su Hao lưu ý đến điều này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Trump dự kiến sẽ gặp hai ông Putin và Tập Cận Bình tại G20

Cuộc gặp này cực kỳ quan trọng đối với quan hệ Trung-Mỹ. Hai bên cần phải thảo luận không chỉ về vấn đề thương mại, mà còn cần phải xác định ranh giới quan hệ song phương trong tương lai, giai đoạn mới của mối quan hệ này. Hoa Kỳ coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược và thậm chí là một kẻ thù, họ dự định tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc. Các hành động này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ Trung-Mỹ. Nói về vấn đề Bắc Triều Tiên, cả hai nước đều có lợi ích chung - đây là hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, điều này rất quan trọng đối với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn đối đầu nhau thì nhiều vấn đề không thể được giải quyết, bao gồm cả vấn đề Triều Tiên. Sau chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Tập Cận Bình, Hoa Kỳ sẽ thấy rằng, việc giải quyết vấn đề Triều Tiên và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên có tầm quan trọng lớn đối với Trung Quốc.

Đồng thời, chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh rằng, chuyến thăm Bình Nhưỡng có mục đích tăng cường quan hệ Trung -Triều. Theo ông, cho đến năm ngoái mối quan hệ này đã là tương đối mát mẻ, thiếu sự tin cậy lẫn nhau:

Trong năm qua, Kim Jong-un đã đến thăm Trung Quốc bốn lần, quan hệ giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên bắt đầu bình thường hóa. Trên cơ sở đó đã phát triển phương pháp giải quyết các vấn đề chiến lược quan trọng, đặc biệt là sự phát triển dài hạn của Triều Tiên. Chuyến thăm CHDCND Triều Tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ hoàn tất quá trình bình thường hóa quan hệ Trung -Triều, và là cơ sở để phát triển mối quan hệ song phương ở giai đoạn mới. Chuyến thăm này sẽ đặt nền tảng cho mối quan hệ ổn định giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, có tầm quan trọng lớn không chỉ đối với quan hệ song phương, mà còn đối với việc duy trì hòa bình và ổn định lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên và ở Đông Bắc Á.

Trong những năm 2016-2017, Trung Quốc đã hợp tác với Hoa Kỳ trong việc gây áp lực lên CHDCND Triều Tiên. Khi đó Bắc Kinh không hài lòng với hành vi của Bình Nhưỡng thực hiện các vụ thử tên lửa hạt nhân. Bắc Kinh đã tham gia các lệnh trừng phạt, và nước Mỹ rất hài lòng với điều đó. Bây giờ tình hình đã thay đổi, chuyên gia Georgi Toloraya nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

Tổng thống Donald Trump chào mừng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên ngoài Cánh Tây của Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam
Hai ông Trump và Abe sẽ thảo luận về phi hạt nhân hóa Bắc triều Tiên tại G20

Bắc Kinh đã quyết định rằng, không nên trao Bắc Triều Tiên cho Mỹ, cần phải hỗ trợ nước này, cần phải tiến hành cuộc đối thoại và hợp tác với nước này, kể cả ở cấp cao nhất. Trung Quốc bắt đầu hỗ trợ Triều Tiên và gửi tín hiệu cho thấy rằng, Bắc Kinh sẽ không cho phép Mỹ gây áp lực với nước này. Trên thực tế, trong cuộc đọ sức địa chính trị này, Triều Tiên đã đánh bại Hoa Kỳ, vì người Mỹ đã không thể làm bất cứ điều gì triệt để, và họ phải đàm phán với Bình Nhưỡng. Tôi tin tưởng rằng, một cuộc đối thoại như vậy sẽ diễn ra, và sự hỗ trợ của Trung Quốc sẽ là một yếu tố khá quan trọng để buộc Mỹ từ bỏ quan điểm của họ - đòi phi hạt nhân hóa Triều Tiên, mà không hứa bất cứ gì với Bình Nhưỡng.

Chuyên gia Nga cho rằng, chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Bình Nhưỡng sẽ giúp cải thiện tình hình, với điều kiện Mỹ cư xử hợp lý, chú ý đến lập trường của Bình Nhưỡng và không làm trầm trọng thêm tình hình. Tại cuộc gặpTrung-Mỹ ở Osaka, phía Trung Quốc sẽ yêu cầu Mỹ tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Bình Nhưỡng và không đặt ra những nhiệm vụ bất khả thi. Tất nhiên, Hoa Kỳ có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn, nhưng, rõ ràng, họ sẽ vấp phải phản ứng tiêu cực của Bắc Kinh, ông Georgi Toloraya nhận xét. Giờ đây, sự phát triển tích cực của tình hình xung quanh Triều Tiên phụ thuộc chủ yếu vào Hoa Kỳ, và Trung Quốc đã góp phần mình vào việc giảm bớt căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, chuyên gia lưu ý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала