Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Vụ việc với ngư dân Philippines có là bước ngoặt trong tháo gỡ tranh chấp ở Biển Đông?

© Sputnik / Oksana Mamlina / Chuyển đến kho ảnhCác hòn đảo ở Biển Đông
Các hòn đảo ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cách đây gần một tháng, vào ngày 9 tháng 6, một tàu cá của Philippines chìm ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông. Con tàu này bị một tàu Trung Quốc đâm thủng rồi bỏ chạy.

Một số thành viên Chính phủ Philippines cho rằng tàu Trung Quốc cố tình hãm hại tàu Philippines, - chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết. 22 thủy thủ người Philippines tưởng phải bỏ mạng trong sóng dữ Thái Bình Dương, nhưng may mắn thay họ đã được ngư dân Việt Nam chèo thuyền ngang qua cứu sống.

Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo - Sputnik Việt Nam
Phó tổng thống Philippines cảm ơn đại sứ Việt Nam vụ tàu cá chìm ở Biển Đông

Trong suốt tháng qua, bối cảnh và tình tiết vụ việc vẫn không được nghiên cứu tận gốc. Và mới đây chuyên gia Philippines là Lucio Blanco Pitlo III từ ĐHTH Manila đã nêu ra ý tưởng là nếu các chuyên gia từ hai nước Philippines và Trung Quốc cùng nhau điều tra vụ việc này thì có thể dẫn đến việc bắt đầu điều tra chung về tình hình xung đột ở Biển Đông.

Rõ ràng, cần phải thừa nhận rằng trong khi các quốc gia khác nhau tuyên bố chủ quyền với vùng biển và rạn san hô trên Biển Đông, những cuộc va chạm xảy ra giữa các thủy thủ và lính biên phòng thường không hẳn là do ý đồ xấu. Đối với đa số ngư dân mà đánh bắt cá là nghề nghiệp truyền đời, họ lao động ở nơi cha, ông và cụ kỵ của họ vẫn quen thuộc, không tính gì đến luật biển. Khó có thể tưởng tượng làm thế nào khi bơi trên biển mà một dân chài bình dị có thể phân định đường biên giới quốc gia nếu không có thiết bị hiện đại. Và do đó, có thể cần phải độ lượng với các thủy thủ của những chiếc thuyền đánh cá nhỏ (như chiếc bị thiệt hại ngày 9 tháng 6), không trừng phạt mà là cứu giúp họ, như các ngư dân Việt thuần phác đã làm. Như lãnh đạo cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng đã nhận xét, cách hành xử của các đồng bào là thích hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đương nhiên, cử chỉ của họ đáng được ca ngợi, chứ không giống như những người Trung Quốc sau khi đâm hỏng tàu khác đã chạy trốn khỏi hiện trường. Thế mà CHND Trung Hoa cũng đã ký vào Công ước 1982!

Các thủy thủ người Philippines được cứu hộ trên tàu BRP Ramon Alcuaz - Sputnik Việt Nam
Ngư dân Philippines tặng quà gì để trả ơn cứu mạng của tàu cá Việt Nam

Về tầm ý nghĩa  của cuộc điều tra chung những sự cố ở Biển Đông, hiện thời vẫn chưa có gì to tát. Thực tế hợp tác như vậy đã từng có trong quá khứ - ví dụ, giữa Việt Nam và Indonesia năm 2007, nhưng chưa thành chuẩn mực. Chỉ có thể hy vọng khi Trung Quốc và ASEAN dứt khoát thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, trong đó nêu yêu cầu cùng chung xem xét các trường hợp tranh cãi. Nhân tiện cần nhắc, khi phát biểu mới  đây tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phàn nàn rằng việc ký kết Bộ Quy tắc này đang bị trì hoãn kéo dài.

Mà đâu phải lúc nào sự thù địch cũng ngự trị trong vùng nước Biển Đông. Mới đây, tạp chí Việt Nam nổi tiếng “Xưa và Nay” đã  công bố bài nghiên cứu của Hoàng Phương Mai, xem xét các sắc chỉ của triều Nguyễn ở Việt Nam và nhà  Thanh ở Trung Quốc, cho thấy ở cấp trị quốc cao nhất cũng ra lệnh rằng ngư dân và thủy thủ hai nước phải dành hỗ trợ  cho nhau trên biển. Chẳng hạn, trong một sắc dụ của triều Nguyễn ghi rằng chính quyền sở tại cần cấp tiền bạc và lương ăn cho những người đi biển Trung Quốc gặp nạn ở vùng ngoài khơi Việt Nam. Vì thế, những người chinh phục và khai thác Biển Đông hôm  nay rất nên chú trọng bài học kinh nghiệm của lịch sử.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала