Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều thách thức để trở thành công xưởng lớn toàn cầu

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNKiểm tra, đóng gói sản phẩm ống hút, dao, thìa, nĩa bằng bột ngô thân thiện với môi trường tại nhà máy của công ty.
Kiểm tra, đóng gói sản phẩm ống hút, dao, thìa, nĩa bằng bột ngô thân thiện với môi trường tại nhà máy của công ty.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hợp tác quốc tế, các vấn đề kinh tế và nhiệm vụ bảo vệ động vật hoang dã - đây là những chủ đề chính về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.

Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Việt Nam sẽ giải quyết các cuộc khủng hoảng cùng với EU

"Việt Nam và EU sẽ thành anh em chung chiến hào”. Đây là đầu đề bài viết trên tờ Asia Times về hợp tác của Việt Nam với EU trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Sau khi tham gia Diễn đàn Khu vực của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hội nghị Bộ trưởng EU - ASEAN tại Bangkok, Giám đốc chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini sẽ tới Hà Nội để ký với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch một thỏa thuận về sự tham gia của Việt Nam vào các nhiệm vụ quân sự và dân sự của Châu Âu.

Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH 4P tại xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang.  - Sputnik Việt Nam
Sai lầm của Trump: các công ty chuyển việc sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam chứ không phải Mỹ

Sản xuất thế giới chuyển sang Việt Nam

Truyền thông nước ngoài đưa tin về các công ty lớn đang chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam. Nikkei Asian Review viết rằng, Sharp - nhà sản xuất đồ điện tử của Nhật vừa cho biết họ đã xóa sổ các kế hoạch sản xuất màn hình cho thị trường Mỹ ở Trung Quốc, thay vào đó họ sẽ xây dựng một nhà máy mới tại Việt Nam. Và Dynabook, công ty con của Sharp, đang cân nhắc kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất máy tính tới một nhà máy mới đang được xây dựng tại Việt Nam. Nippon cho biết rằng, tập đoàn Kyocera của Nhật Bản đã quyết định sản xuất máy in đa chức năng tại Việt Nam. Nội dung này được trình bày chi tiết trong một bài viết dài trên tờ The New York Times.

Giờ đây, ngày càng có nhiều công ty công nghệ cao đang nỗ lực tăng cường hoạt động sản xuất tại Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành nhà sản xuất hàng đầu của điện thoại thông minh và các thiết bị cao cấp khác. Apple tập trung chú ý đến Việt Nam và Ấn Độ, Nintendo đẩy nhanh quá trình chuyển cơ sở sản xuất bảng điều khiển Switch từ Trung Quốc sang Việt Nam. Công ty điện tử Đài Loan Foxconn, một nhà lắp ráp iPhone lớn, cho biết vào tháng 1 rằng họ đã mua quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Tuy nhiên, đất nước với dân số khoảng 100 triệu người sẽ không thay thế Trung Quốc như một trung tâm sản xuất chỉ sau một đêm. Bất động sản có thể đang tăng giá, và các nhà máy và nhà kho vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng.Tuyển dụng và quản lý lao động cũng là thách thức không nhỏ. Một vấn đề khác là chi phí nguyên liệu cao hơn, nếu nguyên liệu nhập khẩu hầu hết được sản xuất tại Trung Quốc. Ngoài ra, các công ty lớn của nước ngoài có xu hướng đưa các nhà thầu và nhà cung cấp của họ đến Việt Nam, vì vậy, theo ý kiến của các doanh nhân địa phương, việc phát triển sản xuất trong nước sẽ là không có lợi, tờ báo viết.

Apple - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm sản xuất của Apple

Prensa Latina thông báo rằng, ở Việt Nam xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sau 7 tháng đầu năm vượt quá 6 tỷ USD. Kế hoạch của ngành này là 11 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2019, để biến Việt Nam thành nhà xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm gỗ ở Đông Nam Á, đứng thứ hai ở châu Á và thứ 5 trên thế giới. AeroTime đưa tin về việc ở Hà Nội đã khai trường một trung tâm hiện đại mới huấn luyện phi công lái máy bay Airbus A320. Và tờ báo Ấn Độ Livemint cho biết rằng, hãng hàng không IndiGo của Ấn Độ dự kiến sẽ bắt đầu triển khai đường bay thẳng Kolkata-Hà Nội từ ngày 3/10 tới. Thông tin đáng báo động xuất hiện trên tờ New Straits Times. Kể từ năm 2021, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, bởi vì nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh hơn so với kế hoạch xây dựng các nhà máy điện mới trong nước. Việc thiếu cơ sở hạ tầng năng lượng có thể làm chậm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á và gây nghi ngờ về kha năng của Việt Nam giữ vị thế nước hưởng lợi chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc.

 Người đứng đầu bộ phận kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Bình tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2019 (SPIEF)  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không tìm thấy lợi ích từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Làm thế nào để chống lại nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã

Việt Nam vẫn là một trong những trung tâm buôn bán trái phép động vật hoang dã cũng như bộ phận của động vật hoang dã. Bài viết về các biện pháp của cảnh sát và hoạt động tuyên truyền để chống lại nạn buôn bán trái phép được đăng tải trên tờ Telegraph và tờ Mongabay.

Khép lại mục điểm báo là một chuyện ngộ nghĩnh. Tờ báo Ả Rập Gulf News viết về những người lái xe ở thành phố Hồ Chí Minh thích hình ảnh và logo của cảnh sát Dubai – UAE được dán trên xe cơ giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала