Bắc Kinh sẽ đưa xe tăng vào Hồng Kông?

© AP Photo / Kin CheungCuộc biểu tình ở Hồng Kông
Cuộc biểu tình ở Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Sự hỗn loạn đang ngự trị ở Hồng Kông. Các cuộc biểu tình, bắt đầu một cách hòa bình, từ lâu đã biến thành các cuộc đụng độ dữ dội với cảnh sát. Bạo loạn đe dọa không chỉ nguyên tắc cơ bản "Một quốc gia - hai hệ thống" của Bắc Kinh, mà còn cả sự ổn định ở toàn vùng Viễn Đông.

Thật vậy, rất nhiều điều phụ thuộc vào thành phố, nơi luôn là cửa ngõ cho giới kinh doanh thế giới ở Đông Á.

Chiếm giữ và xung đột

Những người bay đi từ sân bay Hồng Kông hoặc đến đây vào đầu tháng 8 thật may mắn. Vào thứ Hai, ngày 12 tháng 8, hàng trăm chuyến bay đã bị hủy. Không thể bay đi khỏi đây. Ngay cả những người đã đăng ký chuyến bay cũng gặp khó khăn khi đến cổng lên máy bay. Lý do là những người biểu tình, hàng ngàn người đã lấp đầy sân bay làm cho những người mới đến Hồng Kông ngay lập tức rơi vào tâm điểm cuộc khủng hoảng chính trị.

Các video cho thấy mọi người, đội vali trên đầu, đi qua đám đông những người ngồi trên sàn nhà. Hành khách phàn nàn: nhiều người không thể rời khỏi Hống Kông.

Một số máy bay cuối cùng cũng  cất cánh được, sau nhiều thời gian trì hoãn. Tổng cục Du lịch Hồng Kông cho biết khoảng 100 nhóm du lịch từ Hồng Kông đã lỡ chuyến. Một trong những hãng hàng không chính của Hồng Kông, Cathay Pacific Airways, đã hủy 272 chuyến bay, ảnh hưởng đến 55 nghìn người.

Cuộc biểu tình ở Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Bắc Kinh cáo buộc Hoa Kỳ hoạt động tội phạm chống Trung Quốc tại Hồng Kông

Chính quyền quyết định giải tán những người biểu tình sau khi hai con tin bắt giữ. Một người bị nghi ngờ là đặc vụ Trung Quốc và bị bắt giữ bằng vũ lực cho đến khi anh ta bất tỉnh. Người thứ hai hóa ra là phóng viên của tờ báo Trung Quốc Thời báo Toàn cầu. Trong ba lô của anh, người ta tìm thấy một chiếc áo phông có dòng chữ "Tôi yêu cảnh sát Hồng Kông", do đó anh ta bị đổ nước lên đầu và bị đánh bằng ô. Các bác sĩ, với sự giúp đỡ của cảnh sát, rất khó khăn đến gần các nạn nhân và đưa họ đến bệnh viện.

Cuối cùng các lực lượng đặc biệt đã hành động. Dùi cui và hơi cay được sử dụng. Trên video đã thấy những cuộc đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và nhân viên thực thi pháp luật. Trên một trong những video cho thấy một cảnh sát tiếp cận một người đang nằm trên sàn, một đám đông ùa vào, anh ta rút vũ khí ra và người biểu tình rút lui.

Vào thứ Tư, ngày 14 tháng 8, một tòa án phán quyết những người biểu tình cần phải rời khỏi sân bay. Cuộc tấn công vào tòa nhà bắt đầu.

Bây giờ, những người không phải hành khách và nhân viên sân bay chỉ có thể đứng ở những nơi được chỉ định đặc biệt trong nhà ga. Tại Bắc Kinh, những người biểu tình bị buộc tội khủng bố.

Cái nhìn của các nhân chứng

Những cư dân Hồng Kông hiện đang liên tục phải đối mặt với các cuộc biểu tình trên đường phố.

«Tôi sống gần như ở trung tâm, trong khu vực vịnh Causeway. Một vài lần, các cuộc biểu tình và hơi cay đã diễn ra ở ngay đây. Thỉnh thoảng tôi tình cờ gặp người biểu tình trên đường đi làm, khi họ cố tình chặn cửa tàu điện ngầm, đơn giản là tôi ra ngoài và bắt xe buýt», Anton nói với Sputnik. Anh sống ở Hồng Kông hơn tám năm và làm lập trình viên.

Người đối thoại với Sputnik lưu ý các cuộc biểu tình lan rộng từ trung tâm thành phố, theo cách thức truyền thống, đến các khu dân cư, thậm chí ở xa. «Bây giờ cuộc đụng độ với cảnh sát xảy ra gần như mỗi ngày. Họ trông như thế này: một đám đông người mặc áo phông đen và đội mũ bảo hiểm xây dựng màu vàng tập hợp, che mặt bằng mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang y tế. Chủ yếu là thanh niên dưới 30 tuổi. Đôi khi các con đường bị chặn lại, hay một đồn cảnh sát bị bao vây», anh giải thích.

Khi xuất hiện các nhân viên thực thi pháp luật, những người biểu tình chiếu đèn laser, ném chai, rác rưởi và những lời chửi rủa tục tĩu vào cảnh sát.

«Tôi không nói đó là các cuộc đụng độ tàn bạo, một nhân chứng nói, Người Hồng Kông- như cư dân của một trong những thành phố an toàn nhất thế giới- có ngưỡng bạo lực rất thấp». Các phương tiện truyền thông, theo ý kiến ông, đặc biệt tập trung vào cách cảnh sát đàn áp những người biểu tình từ chối giải tán. Hoặc ngược lại, người biểu tình tấn công và đá cảnh sát như thế nào.

© REUTERS / Tyrone SiuCuộc biểu tình ở Hồng Kông
Bắc Kinh sẽ đưa xe tăng vào Hồng Kông? - Sputnik Việt Nam
Cuộc biểu tình ở Hồng Kông

Tất nhiên, trong các cuộc biểu tình đã có những việc thực sự khủng khiếp: một cô gái gần như bị cảnh sát đánh bật một mắt bằng một viên đạn cao su. Hình ảnh nhanh chóng xuất hiện trên Internet. Một sự cố cộng hưởng khác xảy ra khi các thành viên một băng đảng tội phạm đánh đập hành khách trong tàu điện ngầm. Trong thực tế, không có nhiều sự cố như vậy.

Đồng thời, Anton lưu ý việc vô tình đi vào tâm chấn của những sự kiện như vậy là không đơn giản. Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội công bố tất cả các thông tin về các cuộc biểu tình, và dễ dàng cập nhật tình hình.

«Tôi không nghĩ nguy hiểm khi ở Hồng Kông. Nạn nhân của các cuộc biểu tình không phải là những người ngẫu nhiên, mà là những người cố tình lao vào tâm điểm sự kiện. Tôi cũng không cho rằng người nước ngoài sẽ đồng loạt rời khỏi đây trở về nhà : cuộc sống thành phố không bị phá vỡ và chẳng mấy chốc mọi thứ sẽ được khôi phục», anh nói.

Cuộc biểu tình tiếp tục

Tất cả bắt đầu từ vài tháng trước. Vào ngày 11 tháng 6, hàng trăm ngàn người đã xuống đường trong thành phố, và theo một số thông tin, có hơn một triệu người. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của khu vực hành chính đặc biệt — theo cách Hồng Kông được gọi theo luật của Trung Quốc.

Lý do cho sự bất mãn của dân chúng là luật dẫn độ về Trung Quốc, cũng như về Macau và Đài Loan. Theo người dân địa phương, chính quyền thành phố có quyền dẫn độ nghi phạm đến "Trung Quốc đại lục" sẽ dẫn đến sự trả thù từ chính quyền. Dưới áp lực của công chúng, Thị trưởng Carrie Lam đã hoãn việc thông qua luật vô thời hạn. Tuy nhiên, điều này không làm hài lòng người biểu tình - họ yêu cầu ngay lập tức hủy bỏ hoàn toàn luật này.

Biểu tình Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Trump yêu cầu Trung Quốc nhân đạo với Hồng Kông

Mọi người tập hợp gần như hàng ngày. Theo các cuộc thăm dò, vào đầu tháng Tám, 95% người biểu tình bày tỏ sự không hài lòng với hành động của cảnh sát và cách chính quyền tiếp cận tình hình; 88% cho biết họ đang đấu tranh cho dân chủ ở Hồng Kông; 86% kêu gọi bãi bỏ luật dẫn độ; 85% muốn các cuộc biểu tình rầm rộ tháng Sáu không được gọi là "bạo loạn". Đồng thời, sự từ chức của người đứng đầu thành phố không phải là mục tiêu chính của người biểu tình.

Theo các nhà xã hội học, 50% những người xuống đường từ 20 đến 29 tuổi, 18% là từ 30 đến 39, 25% là trên 40. 78% số người tham gia có giáo dục đại học, giáo dục trung học - 21%. Đồng thời, 59% là tầng lớp trung lưu, 33% thu nhập dưới mức trung bình. Quan điểm chính trị khá khác nhau. Có những người dân chủ ôn hòa và những người tự gọi mình là "trung dung". Rất nhiều công dân phi chính trị.

Hầu như không ai phản đối các cuộc biểu tình (chỉ có 2% trong số họ). Khoảng một nửa tin rằng cần phải gia tăng xuống đường, phần còn lại không quá cực đoan.

Bắc Kinh trả lời

Bắc Kinh đang ngày càng lo lắng. Giọng điệu đề cập đến người dân Hồng Kông trên các trang truyền thông nhà nước không có dấu hiệu gì tỏ ra tốt đẹp. Nếu vào ngày 5 tháng 8, tờ Nhân dân nhật báo nói về sự ủng hộ cảnh sát Xiangang (tên tiếng Trung của Hồng Kông), thì sau khi chiếm giữ sân bay và giam giữ công dân Trung Quốc, ngôn từ đã trở nên cứng rắn.

"Trung Quốc có đủ phương tiện để bình định tình trạng bất ổn có thể xảy ra ở Hồng Kông", tiêu đề bài báo viết. Họ đổ lỗi cho các thế lực  bên ngoài về sự kích động biểu tình và gây ra sự hỗn loạn. "Đây không còn là Trung Quốc nghèo nàn và cũ kỹ: 1,4 tỷ người Trung Quốc đã sẵn sàng cùng nhau chiến đấu đến cùng và đánh bại mọi nguy hiểm và thách thức", tờ báo cảnh báo. Đại diện chính quyền trung ương tại Hồng Kông cũng kêu gọi không nên coi sự kiềm chế là yếu đuối.

Chỉ huy Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông, Chen Daosiang, cho biết quân đội đã sẵn sàng bảo vệ an ninh và ổn định trong thành phố. Trên đoạn video được đính kèm với tuyên bố, thể hiện khả năng của quân đội, cho thấy cuộc tấn công vào các khu dân cư đô thị, cô lập và bắt giữ những người biểu tình. Đằng sau khung hình là các lời bình: «Xạ thủ bắn tỉa vào vị trí», «Hậu quả sau hành động của các bạn.

Một đoàn xe bọc thép tiến tới Thẩm Quyến, một thành phố ở biên giới với Hồng Kông. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tweet ngay lập tức cho biết tình báo của ông sẽ thông báo về sự tiếp cận của quân đội Trung Quốc tới Hồng Kông.

Tình hình ngày càng trở nên đe dọa. Ngay cả vào tháng 7, khi những người biểu tình tấn công tòa nhà văn phòng đại diện chính phủ Trung Quốc, đổ đầy sơn đen lên biểu tượng quốc gia và viết những lời lăng mạ lên bức tường, quân đội cũng không được yêu cầu giúp đỡ. Chính quyền tự giới hạn trong tuyên bố: "Những hành động này đã công khai thách thức quyền lực của chính quyền trung ương và ảnh hưởng đến bản chất nguyên tắc "Một quốc gia - hai hệ thống ", điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được".

Danh tiếng đắt giá hơn tất cả

Cảnh sát Hồng Kông khó có thể sử dụng súng đạn chống lại người biểu tình. Đồng thời sự can thiệp của quân đội Trung Quốc sẽ được coi là một cuộc xâm lược, có nghĩa là sức kháng cự sẽ chỉ tăng lên. Trong mọi trường hợp, giải pháp sức mạnh không thể tránh khỏi đổ máu. Trên thực tế, điều này sẽ chấm dứt nguyên tắc "Một quốc gia - hai hệ thống", theo đó khu vực hành chính đặc biệt Hồng Kông được trao quyền tự chủ trong việc giải quyết tất cả các vấn đề ngoại trừ chính sách đối ngoại và quốc phòng.

Đối với nền kinh tế thành phố - một trong những trung tâm tài chính lớn của không chỉ châu Á, mà cả toàn cầu - đây sẽ là một thảm họa. Do đó, cho dù quân đội có thể đe dọa đến mức nào, các chuyên gia vẫn có xu hướng tin rằng xe bọc thép sẽ không tiến vào Hồng Kông.

Đây chỉ là một sự thể hiện sức mạnh, Temur Umarov, cố vấn tại Trung tâm Carnegie Moskva nói trong cuộc trò chuyện với Sputnik: mặc dù những người biểu tình hành động vượt xa những gì được phép, nhưng tình thế nguy kịch đối với Bắc Kinh ở Hồng Kông vẫn chưa xảy ra.

"Ngoài ra những người biểu tình tự mình làm mất uy tín, mất sự kiểm soát bản thân, can thiệp vào hoạt động của thành phố. Nếu có những người có thiện cảm trước đó, thì bây giờ họ đã trở nên tức giận với những người biểu tình", ông lưu ý.

Bắc Kinh sẽ không đưa quân đội vào thành phố do không thể tránh khỏi tổn thất về kinh tế và danh tiếng. Người nước ngoài và doanh nhân cảm thấy không thoải mái, quân đội trên đường phố hoàn toàn có thể khiến họ sợ hãi. Ngoài ra, chuyên gia cho biết thêm, các đối tác phương Tây của Trung Quốc đang chờ đợi một sự sơ xảy.

«Cho đến nay, các chiến thuật của Bắc Kinh chỉ là biểu dương sức mạnh và thực sự không có hành động nào”, người đối thoại với Sputnik kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала