Trung Quốc tước đoạt lợi thế chiến lược của Mỹ ở Thái Bình Dương

© AFP 2023Tàu sân bay Trung Quốc Type 001A
Tàu sân bay Trung Quốc Type 001A - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc tăng cường vị thế chiến lược của Trung Quốc ở Thái Bình Dương sẽ giúp ổn định tình hình, bởi vì trong điều kiện như vậy Hoa Kỳ sẽ không dám gây ra cuộc phiêu lưu quân sự.

Nhà phân tích chính trị và chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik khi bình luận về báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Sydney rút ra kết luận rằng, cán cân chiến lược trong khu vực đang thay đổi có lợi cho Trung Quốc.

Bản báo cáo được công bố vào ngày 19 tháng 8 ghi nhận, Hoa Kỳ không còn có ưu thế quân sự ở Thái Bình Dương. Quân đội Hoa Kỳ đã trở thành một "lực lượng xuống cấp", "quá nguy hiểm" và "yếu kém" không đủ khả năng đối đầu với Trung Quốc, các tác giả của báo cáo lưu ý.

Trong khi đó, Trung Quốc hiện có khả năng thách thức trật tự hiện có trong khu vực nhờ các khoản đầu tư lớn vào các hệ thống vũ khí tiên tiến, báo cáo cho biết. Các tác giả nhấn mạnh rằng, Trung Quốc đã đầu tư vào các tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao, vào nhiều hệ thống vũ khí khác có thể hạn chế khả năng của quân đội Mỹ xâm nhập nhanh chóng vào khu vực này.

© Sputnik / Anton Denisov / Chuyển đến kho ảnhHệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng 21A (DF-21A) của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Trung Quốc tước đoạt lợi thế chiến lược của Mỹ ở Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam
Hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng 21A (DF-21A) của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Đánh giá cán cân lực lượng trong khu vực, chuyên gia Konstantin Sivkov lưu ý rằng, ở giai đoạn này, Hoa Kỳ vẫn có ưu thế trước Trung Quốc về vũ khí hải quân nhờ các tàu sân bay. Nếu nói về lực lượng không quân, thì khả năng của Hoa Kỳ và Trung Quốc là như nhau. Về lực lượng mặt đất, chắc chắn Trung Quốc vượt trội so với Hoa Kỳ về cả số lượng và chất lượng thiết bị. Nhìn chung, khác với Hoa Kỳ, Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng các chương trình vũ khí hải quân.

cuộc tập trận ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Một NATO ở châu Á: Liệu Trung Quốc sẽ tạo ra liên minh quân sự với các nước láng giềng
Ông Konstantin Sivkov nói:

“Trong mấy năm qua, Trung Quốc đã đưa vào biên chế 17 chiếc tàu khu trục sánh được với tàu khu trục hạm thuộc lớp Arleigh Burke của Hải quân Hoa Kỳ, chúng có trọng lượng rẽ nước và bộ vũ khí y như các tàu khu trục của Mỹ. Và Hoa Kỳ trong cùng thời gian chỉ cung cấp hai chiếc tàu cho Hải quân. Ngoài ra, Trung Quốc đang áp dụng các hệ thống vũ khí hoàn toàn mới. Cụ thể, Trung Quốc đã diễn tập bắn tên lửa hành trình chống hạm siêu âm. Có thể nói chắc chắn rằng, trong vài năm tới, những vũ khí này sẽ nằm trong kho vũ khí của hạm đội Trung Quốc. Hoa Kỳ không có tên lửa như vậy. Sau khi được trang bị cho Hải quân,  các tên lửa này sẽ thay đổi sự cân bằng lực lượng trên biển có lợi cho Trung Quốc. Nói chung, theo xu hướng hiện nay, Trung Quốc đang đuổi kịp Hoa Kỳ về khả năng chiến đấu của các quân binh chủng, và trong tương lai gần sẽ vượt qua Hoa Kỳ về tiềm lực quân sự. Việc củng cố vị thế chiến lược của Trung Quốc ở Thái Bình Dương sẽ giúp ổn định tình hình, bởi vì trong những điều kiện này, Hoa Kỳ sẽ không dám gây ra cuộc phiêu lưu quân sự”.

© REUTERS / China Stringer NetworkThủy quân lục chiến thuộc Quân Giải phóng Trung Quốc trong cuộc tập trận
Trung Quốc tước đoạt lợi thế chiến lược của Mỹ ở Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam
Thủy quân lục chiến thuộc Quân Giải phóng Trung Quốc trong cuộc tập trận
Liệu việc thay đổi cán cân lực lượng chiến lược ở Thái Bình Dương có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực? Sau đây là ý kiến ​​của chuyên gia cao cấp Zhou Rong từ Đại học Nhân dân Trung Quốc:

“Trong khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang gia tăng, mối quan hệ của Bắc Kinh và các nước trong khu vực cũng thay đổi. Ví dụ, ngày càng có nhiều quốc gia châu Á - Thái Bình Dương ngại làm Trung Quốc phật ý vì bất cứ lý do gì. Đồng thời, sự ủng hộ của họ đối với Hoa Kỳ đang trở nên yếu hơn. Kết quả là việc củng cố sức mạnh quân sự của Trung Quốc kết hợp với sức mạnh chính trị của Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đồng thời, việc củng cố sức mạnh quân sự của Trung Quốc chắc chắn gây áp lực lên các nước khác. Trước hết, lên Hoa Kỳ. Quốc gia này coi Trung Quốc là một thách thức thực sự. Các đồng minh lớn của Mỹ cũng ở trong tình thế khó khăn. Tất nhiên, các quốc gia vừa và nhỏ cũng có thể có mối quan ngại về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đang phát triển hợp tác kinh tế và thương mại với họ, đặc biệt, trong khuôn khổ sáng kiến ​​toàn cầu Vành đai và Con đường. Do đó, Trung Quốc và các nước này có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, cùng nhau xây dựng cơ sở hạ tầng. Hoa Kỳ không muốn và không có khả năng tài chính để tham gia vào các dự án như vậy.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc củng cố sức mạnh quân sự không dẫn đến việc Trung Quốc thực thi chính sách xâm lược, Trung Quốc  không có ý định chiếm lãnh thổ của các quốc gia khác, không tìm cách tạo ra các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Ngược lại, dự án hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường là động lực mạnh mẽ để hội nhập trong khu vực. Ngoài ra, sức mạnh quân sự của Trung Quốc thuyết phục các đối tác ở châu Á rằng họ có thể dựa vào Bắc Kinh. Rõ ràng là sức mạnh quân sự của Trung Quốc có thể gây ra cả sự ngưỡng mộ và báo động ở các quốc gia này. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, nhờ dự án Vành đai và Con đường, các quốc gia này sẽ cố gắng hợp tác với Trung Quốc chứ không phải sợ Trung Quốc”.

Tomahawk - Sputnik Việt Nam
Tên lửa Mỹ ở Việt Nam: Liệu Hà Nội có thể thực hiện “bước tự tử”?
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Sydney, gần như tất cả các căn cứ của các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ ở phía tây Thái Bình Dương đều thiếu hụt cơ sở hạ tầng. Các đồng minh của Hoa Kỳ, đặc biệt là Nhật Bản, Philippines và Úc, bắt đầu nhận thức được rằng, an ninh của họ dễ bị tổn thương vì Hoa Kỳ không có khả năng chiến lược bảo vệ họ. Ví dụ, sau cuộc gặp với Donald Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bị sốc khi nghe lời tuyên bố của người Mỹ về ý định xem xét lại cam kết bảo vệ Nhật Bản. Philippines đang cố gắng làm rõ liệu Hoa Kỳ sẽ bảo vệ họ trên cơ sở thỏa thuận hợp tác an ninh trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Úc cũng có những lo ngại về khả năng của nước đồng minh chính bảo vệ họ hiệu quả và đưa ra những đề xuất về việc tăng cường tiềm lực quân sự ở phía bắc đất nước có mật độ dân cư thưa thớt. Viện Chính sách chiến lược Úc chuẩn bị các khuyến nghị về vấn đề này.

Các đồng minh của Mỹ thấy rõ rằng, họ đang bị khiêu khích đối đầu với Trung Quốc. Nhưng, khi nói đến việc bảo vệ an ninh của họ trong trường hợp có mối đe dọa tiềm tàng, hóa ra Hoa Kỳ không có khả năng làm như vậy. Trong bối cảnh đó, kế hoạch của Mỹ triển khai các tên lửa mặt đất ở các nước châu Á rất giống cuộc phiêu lưu mạo hiểm, bởi vì  trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự các quốc gia đó sẽ trở thành mục tiêu tấn công. Câu hỏi được đặt ra – liệu các nước châu Á có cần tiếp tay cho Hoa Kỳ trong việc kích động cuộc đối đầu tên lửa ở khu vực hay không?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала