Liệu Trung Quốc có thể áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty Mỹ tham gia hợp đồng cung cấp vũ khí cho Đài Loan?

© AP Photo / Wally SantanaQuân đội Đài Loan
Quân đội Đài Loan - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Mỹ phê chuẩn thương vụ vũ khí cho Đài Loan và chuẩn bị áp đặt đòn trừng phạt đối với các công ty Mỹ cung cấp vũ khí cho hòn đảo này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã tuyên bố như vậy. Liệu cảnh báo này có thể ngăn chặn thương vụ này? Liệu Bắc Kinh có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt liên quan đến sự hỗ trợ ngày càng tăng của Mỹ cho Đài Loan?  Sau đây là bài bình luận cho Sputnik của chuyên gia Andrei Karneev, Phó Viện trưởng Viện các nước Á, Phi của Đại học quốc gia Matxcơva .

F-16 Fighting Falcon - Sputnik Việt Nam
Hậu quả nào nếu Hoa Kỳ cung cấp chiến đấu cơ F-16V cho Đài Loan?
Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ mạnh hơn bình thường để thể hiện sự không hài lòng với việc Mỹ hỗ trợ Đài Loan. Có chú ý đến mối quan hệ Trung-Mỹ ngày một xấu đi, điều đó cho thấy rằng, Bắc Kinh có đòn bẩy gây ra rủi ro nghiêm trọng cho Washington. Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc tuyên bố có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những công ty Mỹ hợp tác quân sự với Đài Loan, nhưng, cho đến nay Bắc Kinh vẫn đang kiềm chế và chưa công bố các biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, phía Mỹ cũng đã cố gắng kiềm chế, đã không phê duyệt các thỏa thuận được lên kế hoạch và được thảo luận từ lâu nếu các thương vụ đó có thể gây trở ngại cho sự hợp tác với Trung Quốc đại lục trong những lĩnh vực khác. Ví dụ, ngay dưới thời Tổng thống Barack Obama, Đài Loan đã yêu cầu Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16V, nhưng, khi đó đã bị từ chối. Hoa Kỳ đã cho rằng, điều này sẽ gây căng thẳng trong mối quan hệ với Bắc Kinh. Trước đây, Mỹ hiếm khi ký kết những hợp đồng về cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Hoa Kỳ đã từng nỗ lực vận động ngoại giao trong thời gian dài để ký kết một thỏa thuận như vậy, đã chọn thời điểm thích hợp để công bố quyết định này nhằm giảm thiệt hại cho mối quan hệ với Bắc Kinh. Ngày nay, có vẻ là Mỹ không có những "cú hãm phanh" như vậy, do đó, mối đe dọa của Trung Quốc áp đặt lệnh trừng phạt có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần.

Cơ sở sản xuất F-16V là Tập đoàn Lockheed Martin. Đây là tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ đứng thứ nhất vầ số lượng các hợp đồng được ký kết với các công ty thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Các công ty Mỹ bị cấm cung cấp thiết bị quân sự cho Trung Quốc, do đó phần kinh doanh của tập đoàn này sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các sản phẩm dân sự có thể bị ảnh hưởng nếu xung đột tiếp tục leo thang. Lockheed Martin có thể bị cấm cửa trên thị trường Trung Quốc trong nhiều năm. Xin nhắc lại rằng, tập đoàn Lockheed Martin đã cung cấp máy bay trực thăng dân sự cho thị trường Trung Quốc, và trong những năm 1990 đã quan tâm đến sự hợp tác với Trung Quốc trong việc chế tạo vệ tinh. Tuy niên, chính vì ý định này, tập đoàn Lockheed Martin phải trả cho chính phủ Mỹ khoản tiền phạt 13 triệu USD vì đã vi phạm lệnh cấm xuất khẩu công nghệ nhạy cảm.

F-16 - Sputnik Việt Nam
Liệu Đài Loan có rơi vào tình trạng không nhận được máy bay chiến đấu của Mỹ?
Bây giờ không phải Lockheed Martin mà các nhà cung cấp của nó có thể chịu tổn thất vì đã ký hợp đồng với Đài Loan. Có chú ý đến số lượng lớn các công ty đóng góp vào việc sản xuất các bộ phận của thiết bị quân sự hiện đại, “danh sách đen” của Trung Quốc có thể bao gồm hàng chục doanh nghiệp. Gần đây, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Đài Loan Rupert Hammond-Chambers nhận xét rằng, các hợp đồng mua vũ khí là sự hợp tác giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Đài Loan, chứ không phải giữa các công ty. Rõ ràng là Trung Quốc đang cố gắng bác bỏ quan điểm này, để doanh nghiệp Mỹ thấy rằng, chính họ sẽ phải trả giá đắt nếu hỗ trợ quân sự cho Đài Loan. Động thái này được cân nhắc kỹ lưỡng, bởi vì ngay bây giờ nhiều doanh nhân Mỹ không hào hứng tham gia vào cuộc chiến thương mại do Donald Trump phát động.

Mỹ và Trung Quốc là hai cầu thủ kinh tế lớn đến mức Bắc Kinh có thể dễ dàng tìm thấy những điểm đau, ví dụ, áp dụng các biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện để tác động đến quyết định của Seoul về việc triển khai hệ thống THAAD. Để phản đối việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Hàn Quốc, Bắc Kinh đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho ngành công nghiệp Hàn Quốc, trước hết cho các nhà sản xuất xe hơi và nhà sản xuất điện tử. Người dân Trung Quốc đã tẩy chay các thương hiệu Hàn Quốc và các cơ quan chính quyền đã gây ra nhiều trở ngại cho các công ty Hàn Quốc làm việc ở Trung Quốc. Vấn đề Đài Loan là vấn đề nhạy cảm nhất, vì thế Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn chống lại các nhà cung cấp thiết bị quân sự cho Đài Loan. Đồng thời, cuộc đối đầu càng thêm leo thang sau khi Washington thông qua các quyết định gây khó chịu cho Bắc Kinh có thể gia tăng về cường độ khá nhanh chóng. Cơ sở kinh tế của quan hệ song phương đóng vai trò quan trọng trong việc làm dịu các mâu thuẫn chính trị đã bị suy thoái nghiêm trọng do cuộc chiến thương mại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала