"Đưa Nga trở lại để giải quyết các vấn đề thế giới". Vì sao Trump bênh vực Moskva?

© REUTERS / Carlos BarriaDonald Trump tại hội nghị thượng đỉnh G7
Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh G7 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại hội nghị thượng đỉnh G7, Nga đột nhiên trở thành đề tài tranh luận, cho dù Nga đã ra khỏi câu lạc bộ những cường quốc tinh hoa này 5 năm trước. Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông thấy không có ý nghĩa gì khi thảo luận về các vấn đề toàn cầu mà vắng bóng Moskva. Người ta không đồng ý với ông, nảy sinh một vụ bê bối. Tại sao nhà lãnh đạo Mỹ khăng khăng muốn đại diện của Điện Kremlin trở lại bàn đàm phán và điều gì khiến ông nan giải, Sputnik tìm hiểu vấn đề này.

"Có những người muốn sự trở lại của Nga"

 Đối với giới chính trị trong nước Mỹ, việc làm bạn với Nga và duy trì giao thiệp công việc với Vladimir Putin vẫn bị coi là hành động không thích hợp. Ngay cả cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Muller không tìm thấy sự thông đồng của Donald Trump với điện Kremlin, cũng không làm suy yếu luận điệu chống Nga. Nhìn thấy “bàn tay của Moskva” trong bất kỳ rắc rối nào đã trở thành thói quen, thậm chí ngay cả khi ở Moskva vẫn chưa từng nghe thấy bất cứ điều gì về nó.

Tuy nhiên, Trump tiếp tục nhấn mạnh vào việc cần thiết phải đối thoại giữa hai nước. Họ chỉ trích ông vì điều này, nhưng ông khẳng định rằng nếu không có Moskva thì không thể giải quyết các vấn đề cấp bách ở Trung Đông hoặc châu Á. Trong khi đó, quốc hội Mỹ tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt mới chống Nga. Và  họ nhận ra “dấu vết của Moskva” kể cả khi không ai nghi ngờ bất cứ điều gì tương tự.

Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Biarritz của Pháp, nguyên thủ Mỹ nói rằng ông không thấy có lý do gì để thảo luận về tình hình ở Syria, Iran và Triều Tiên mà không có đại diện của Nga. Và ông lặp lại lời kêu gọi đưa Moskva trở lại bàn đàm phán, như đã từng tuyên bố một tuần trước hội nghị thượng đỉnh G7.

© Sputnik / Vitaliy PodvitskiVì Putin mà Trump cãi nhau với các nhà lãnh đạo G7
Đưa Nga trở lại để giải quyết các vấn đề thế giới. Vì sao Trump bênh vực Moskva? - Sputnik Việt Nam
Vì Putin mà Trump cãi nhau với các nhà lãnh đạo G7

“Có những người muốn Nga quay trở lại. Tôi nghĩ, điều đó sẽ hữu ích cho việc giải quyết nhiều vấn đề của thế giới. Có những người đồng ý với tôi, và chúng tôi đang thảo luận về việc chúng tôi có muốn mời Nga một lần nữa hay không”, - ông thông báo tại Biarritz.

Và sáng hôm sau, ngày 26 tháng 8, gói trừng phạt thứ hai trong "vụ Skripal" bắt đầu có hiệu lực. Ngân hàng Mỹ hạn chế các giao dịch với nợ công của Nga.

Tài liệu được công bố trên trang web của Bộ Tài chính Hoa Kỳ nói rằng các lệnh trừng phạt được áp dụng cho đến khi Moskva thừa nhận dính líu đến vụ Sergei Skripal, cựu sĩ quan tình báo quân đội Nga và Yulia, con gái của ông ta bị ngộ độc bằng hóa chất độc hại bị cấm.

Mặc dù gói thứ hai của “lệnh trừng phạt hóa học” đã được biết đến vào đầu tháng 8, nhưng không ai biết khi nào chúng sẽ có hiệu lực. Bộ Ngoại giao đã nói về "ngày 19 tháng 8 hoặc gần thời điểm đó".

Liệu có vô tình hay không, nhưng vấn đề đã được quyết định ngay sau khi Trump kêu gọi Nga quay trở lại G7. Hơn nữa, các phương tiện truyền thông nhấn mạnh rằng nghị định về việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đã được tổng thống ký.

"Trump sẽ phá hỏng mọi thứ"

Giới truyền thông phương tây đưa tin sự kiện nhà lãnh đạo Mỹ đề xuất tiếp tục đối thoại với Moskva theo định dạng “G7 +1” hoặc quay trở lại G8 (G8) đầy đủ, giống như vụ bê bối chính ở Biarritz.

Ví dụ, tờ báo The Guardian của Anh đưa tin rằng Nga gần như trở thành chủ đề thảo luận chính và vì Moskva, Trump đã bất đồng với các nhà lãnh đạo khác của các nước G7. Những người đối thoại với  ấn phẩm trong giới ngoại giao nói rằng tổng thống Mỹ bác bỏ mọi lập luận của đồng nghiệp.

"Tại thời điểm nào đó, hội nghị thượng đỉnh trở nên nóng bỏng và căng thẳng. Hầu hết các nhà lãnh đạo đã thuyết phục Trump rằng G7 là một gia đình, một câu lạc bộ, một cộng đồng dân chủ tự do. Nga không tuân thủ các giá trị này, vì vậy Tổng thống Putin không thể dễ dàng trở lại định dạng đàm phán này. Nhưng nguyên thủ Mỹ từ chối chú ý đến những lập luận này", nguồn tin ngoại giao của ấn phẩm thông báo.

"Thế có ý nghĩa gì khi ngồi xuống bàn đàm phán, trong đó, trong số các chủ đề thảo luận là tình hình ở Iran, Syria, Bắc Triều Tiên? Nga có ảnh hưởng ở các khu vực này và thật lạ lùng khi nói về các quốc gia đó mà không có Moskva", một nguồn tin khác của The Guardian dẫn lời phát biểu của Tổng thống Trump tại Hội nghị thượng đỉnh.

Washington Post trong một bài xã luận đã chỉ ra: nhiệm vụ chính của những người tổ chức hội nghị thượng đỉnh là "giảm thiểu khả năng Trump sẽ phá tan hoang mọi thứ".

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin là người ủng hộ việc thiết lập quan hệ với G7

"Tổng thống Hoa Kỳ đã phẫn nộ vì cuộc thảo luận về cháy rừng ở Brazil và các vấn đề môi trường đối với Pháp quan trọng hơn các vấn đề về an ninh quốc gia và việc Nga tham gia vào các cuộc thảo luận", -nhóm cố vấn của Trump nhận xét.

Hiểu rằng  khó có thể thuyết phục được người đứng đầu Nhà Trắng, các nhà lãnh đạo của các nước G7 đồng ý rằng tăng cường hợp tác với Nga là điều cần thiết. Tuy nhiên, Trump chỉ được ủng hộ công khai bởi Thủ tướng Ý Giuseppe Conte. Người đứng đầu chính phủ Nhật Bản, ông Shinzo Abe coi việc cải thiện quan hệ giữa Tokyo và Moskva là nhiệm vụ chính trong sách đối ngoại chính của mình, vẫn giữ thái độ trung lập.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk có vẻ “đánh liều” và đề nghị thay vì Nga nên chấp nhận Ukraina vào "G7".

"Trong mọi trường hợp, chúng ta không thể nói về việc mời Nga ngồi lại vào bàn này. Những lý do tại sao lời mời bị rút lại vào năm 2014  hiện vẫn còn nguyên không đổi. <...> Tốt hơn hết, gọi Kiev với tư cách là khách mời trong hội nghị G7 tiếp theo", ông nói .

Angela Merkel lưu ý rằng cho đến khi các thỏa thuận Minsk chưa được thực thi, vẫn còn sớm để nói về việc Nga trở lại nhóm G7. Boris Johnson nói rằng trong mọi trường hợp, London sẽ không đồng ý để Moskva tham gia G7.

Trump không lùi bước và bày tỏ mong muốn mời tổng thống Putin đến cuộc họp G7 vào năm tới. Mỹ chính là nước chủ nhà trong hội nghị thượng đỉnh này. Moskva sẵn sàng xem xét  nếu nhận được lời mời. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ  thái độ của giới chính trị chống Nga trong nước Mỹ sẽ phản ứng thế nào với điều này.

Vì lợi ích của Hoa Kỳ, không phải vì Nga

Mặc dù Trump trở thành “kẻ gây rối chính” tại hội nghị thượng đỉnh, các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn nhắc lại vai trò của Emanuel Macron trong việc phát triển thảo luận về Nga.

"Trước hội nghị thượng đỉnh không lâu, tổng thống Pháp là người đầu tiên tuyên bố mong muốn Moskva trở lại G7. Vài ngày sau, ông nói rằng ông đã vội vàng, và trong khi tình hình ở miền đông nam Ukraina chưa được giải quyết, thì việc mời Nga là quá sớm. Nhưng chính ông đã  mở nắp để “vodka gina chảy ra khỏi chai”. Trump đã tiếp tục cuộc thảo luận. Thông qua chủ đề Nga, ông đã đưa ra một vấn đề khác: tại sao là  G7, nếu không có gì phụ thuộc vào định dạng này ", Rafael Sattarov, chuyên gia về vấn đề đối ngoại, hiện đang sống ở Mỹ, nói với Sputnik.

Chuyên gia nhắc lại rằng: G-7 luôn định vị mình là một cơ sở nền tảng để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

"Tình hình ở Trung Đông, ở CHDCND Triều Tiên, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là một danh sách gần đúng. Tất cả đều biết rằng Moskva  là lực lượng chính trị có ảnh hưởng và đáng tin cậy nhất ở Syria, Iran, Libya, Palestine, Israel. Không có Nga, không thể đặt các bên tham gia xung đột trong khu vực ngồi vào bàn đàm phán. Hiện đang thúc đẩy "thỏa thuận thế kỷ" của mình về  giải quyết tình hình Ả Rập – Israel, Trump hiểu rằng nếu không có Moskva thì không thể thực hiện được nó", nhà khoa học chính trị giải thích.

Trong lời kêu gọi của Trump mời Nga trở lại G7, chuyên gia đã thấy bằng chứng rằng chính quyền của ông vẫn hiểu được tầm quan trọng của việc đối thoại với Moskva về các vấn đề không phổ biến hạt nhân.

Phu nhân Tổng thống Pháp Brigitte Macron hôn Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi chụp hình chung tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Biarritz - Sputnik Việt Nam
Những nụ hôn, cuộc biểu tình chống đối và trò đùa: Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Pháp

"Washington và Moskva rút ra hoặc đình chỉ Hiệp ước INF và các thỏa thuận khác đã mang lại sự ổn định chiến lược trong nhiều năm. Điều này dẫn đến việc đề cập đến một cuộc chạy đua vũ trang mới. Nhưng vụ xì căng đan của Trump về Nga tại G7 có nghĩa là ít nhất Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3) sẽ được gia hạn" - Sattarov tin tưởng.

Ivan Timofeev, giám đốc chương trình của Hội đồng đối ngoại Nga và giám đốc chương trình của câu lạc bộ Valdai cho rằng giới truyền thông phương Tây đã tạo ra vụ ồn ào giả tạo xung quanh các tuyên bố của Trump tại hội nghị thượng đỉnh G7.

"Không nên xem tuyên bố của tổng thống Mỹ về sự mong muốn đưa Nga trở lại định dạng G7 là một sự ủng hộ Moskva. Trump là người dẫn dắt các lợi ích của Mỹ. Và nếu định dạng G7 đề xuất một cuộc thảo luận về vấn đề Syria hoặc Iran có lợi cho Mỹ, thì người đứng đầu Nhà Trắng đang cố gắng tận dụng lợi thế này. Nếu có lợi ích từ việc tham gia đàm phán của Điện Kremlin, Trump sẽ nói trực tiếp về điều này. Thật là ngu ngốc khi đổ lỗi cho ông ở đây vì sự khinh thường mọi kiềm chế hoặc tính lập dị. Ông ấy hành động trên cơ sở lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, trong mọi trường hợp không phải vì Nga" - Timofeev nhấn mạnh trong cuộc đàm luận với Sputnik.

Ông tập trung chú ý đến thực tế là không đề cập đến việc khôi phục G8. Cả Macron và Trump đều chỉ nói về việc “lôi kéo” Moskva tham gia đối thoại trong “tình huống” mà thôi.

“Tại hội nghị thượng đỉnh Biarritz, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về định dạng G7 +1. Có nghĩa là họ có thể mời Moskva để thảo luận về một số vấn đề toàn cầu quan trọng nào đó, nhưng G8 sẽ không còn nữa. Moskva cũng quan tâm tới định dạng  như vậy, ví dụ, để thể hiện tất cả khiếu nại về Ukraina” - chuyên gia kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала