Liệu Việt Nam có hóa rồng năm 2045?

© Ảnh : Danh Lam - TTXVNĐông đảo các tầng lớp nhân dân đổ về khu phố đi bộ.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân đổ về khu phố đi bộ.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lịch sử đã chứng minh, Việt Nam là quốc gia đã làm nên nhiều kỳ tích. Đất nước này hiện là con rồng đang trỗi dậy ở khu vực châu Á. Nhưng liệu đến năm 2045 nền kinh tế của Việt Nam có lọt top 20-30 thế giới?

Việt Nam làm gì để ‘hóa rồng’ năm 2045?

Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương X ngày 16/5/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu câu hỏi: “Đến năm 2045 nước ta sẽ như thế nào?”. Trả lời câu hỏi này cần sự thống nhất, đồng tâm hiệp lực của toàn Đảng, toàn dân.

Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh - Sputnik Việt Nam
Làm sao để kinh tế Việt Nam "hóa rồng"?
Trước đó, khi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đề cập đến Tầm nhìn Việt Nam năm 2030. Đây là Chiến lược quốc gia của Việt Nam hướng đến một đất nước hùng cường, dân giàu, xã hội ổn định, thịnh vượng với thu nhập bình quân đầu người đạt ít nhất 18.000 USD.

Hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, theo đúng tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam sẽ phải trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng, phồn vinh, hạnh phúc, chính thức thuộc nhóm các nước có GDP cao.

Chia sẻ về vấn đề này, giới chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận định sâu sắc.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương TS. Võ Trí Thành tin tưởng, Việt Nam có cơ hội “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Hà Nội có thể có bước phát triển nhanh với mục tiêu đã đề ra năm 2030-2035 có mức thu nhập cao, tạo tiền đề để đến năm 2045 trở thành quốc gia thực sự thịnh vượng và phát triển.

Vị chuyên gia bắt đầu bằng việc lý giải vì sao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lựa chọn thời điểm này để đưa đất nước “hóa rồng”. Ông chỉ rõ:

“Theo tôi, có những cơ sở nhất định. Thứ nhất, trong những năm trở lại đây, Việt Nam đã có những bước ngoặt về phát triển kinh tế. Thứ hai, quá trình cải cách đổi mới đã tới hạn, cần có những bước đột phá mới trong cải cách, đặc biệt là cải cách thể chế. Hiện, thế giới đã mở ra những chân trời mới cho phát triển, đặc biệt là cuộc cải cách công nghệ hiện nay như chuyển đổi số; cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây là cơ hội mới cho Việt Nam - một đất nước mà vốn dĩ vì nhiều lí do chúng ta đã không tận dụng tốt được cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, thì nay với cuộc cách mạng công nghiệp mới này, với những đột phá về công nghệ, chúng ta phải tận dụng được”, báo Giao thông dẫn bình luận của TS Thành khẳng định.

© Ảnh : Thanh Tùng/Báo Giao thôngTS. Võ Trí Thành
Liệu Việt Nam có hóa rồng năm 2045? - Sputnik Việt Nam
TS. Võ Trí Thành
Phân tích về những cơ hội và thách thức để Việt Nam thực hiện mục tiêu trên, TS. Võ Trí Thành khẳng định đất nước phải “thoát cũ, xây mới”. Theo đó, để phát triển, phải luôn ý thức được vai trò quan trọng của tư duy đột phá, giảm thiểu tối đa chi phí chuyển đổi, bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi chung toàn cầu.

“Việt Nam những năm trở lại đây có những thành tựu nhưng không phải quá xuất sắc. Sự phát triển, tăng trưởng của chúng ta căn bản dựa trên những lợi thế sẵn có là lao động chi phí tương đối thấp, tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có chứ chưa phải là một tăng trưởng dựa nhiều vào tăng năng suất, chưa phải là một tăng trưởng dựa trên sáng tạo. Đây là một vấn đề cần phải thay đổi, chưa nói đến sự tăng trưởng ấy phải hài hòa hơn trong vấn đề xã hội, thân thiện hơn với môi trường”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh chỉ rõ.

Về việc hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (kỷ nguyên số hóa) TS Thành cho biết khi tập trung xây dựng các chiến lược chuyển đổi số hóa quốc gia, chúng ta phải “linh hoạt”, có điều chỉnh trước biến đổi vô cùng phức tạp của thế giới khi toàn cầu là một không gian phẳng như hiện nay. Qua đó, Việt Nam cần có “khát vọng, niềm tin, lựa chọn những ưu tiên và quyết tâm thực thi”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các đại biểu.  - Sputnik Việt Nam
Vì một Việt Nam hùng cường
Để hướng đến mục tiêu GDP bình quân đầu người đạt ít nhất 18 ngàn USD/người/năm, TS Võ Trí Thành xác định, Việt Nam phải duy trì tăng trưởng bền vững ở mức khá cao. Cụ thể, để là một nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030-2035, Việt Nam phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 7,75%/năm hay thu nhập bình quân phải đạt 6%/năm.

Tuy nhiên, còn một vấn đề nữa quan trọng hơn, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh lý giải, đó chính là phải đặt được nền móng mới cho sự phát triển, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, huy động nguồn lực và đào tạo ra nguồn lao động chất lượng cao.

“Tiếp đó, phải xây dựng kết cấu hạ tầng tốt và phải cải cách về thể chế. Một Nhà nước minh bạch, giải trình đàng hoàng, trách nhiệm hiệu quả cao, Nhà nước pháp quyền và tương tác với thị trường, xã hội. Đấy là những nền tảng mà trong đó thể chế phải đóng vai trò thúc đẩy, đổi mới sáng tạo. Tăng trưởng này phải gắn liền với một xã hội hòa nhập, phát triển thân thiện với môi trường, dựa nhiều hơn vào năng suất, chất lượng, sáng tạo”, TS Thành nhấn mạnh.

Vị chuyên gia tiếp tục khẳng định, tiềm năng và khát vọng chính là chìa khóa thành công của Việt Nam để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên:

“Mục tiêu thu nhập quan trọng nhưng nó chỉ là một thôi. Trước đây, khi hoạch định chiến lược thì chúng ta thường tập trung vào 3 vấn đề chính là hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế. Còn báo cáo định hướng kinh tế tới năm 2020 nói rất rõ 6 vấn đề lớn. Thứ nhất, là cải cách thể chế; Thứ hai, là phát triển, bên cạnh tạo nền kinh tế hiện đại hội nhập thì phát triển khu vực tư nhân trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, là câu chuyện nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo, không chỉ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước mà Việt Nam phải là nơi hội tụ được tài năng và nguồn nhân lực từ bên ngoài và thế giới. Thứ tư, là tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Thứ năm, vấn đề hòa nhập xã hội. Không chỉ là hỗ trợ cho những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương, mà tiếp tục câu chuyện xóa đói giảm nghèo, nghèo đa chiều, tạo việc làm nhưng có sự chuẩn bị tốt cho xã hội kể cả tầng lớp trung lưu khi tầng lớp này đang ngày càng nổi lên mạnh mẽ. Và thứ sáu là hạ tầng, cùng với đó là vấn đề đô thị hóa”.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ như thế nào đến năm 2045?
Nhận định đâu là tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong dài hạn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, Việt Nam có hai yếu tố giúp tạo nên sự phát triển đột phá nếu biết cách tận dụng. Đó chính là con người và khát vọng.

“Thứ nhất, con người Việt Nam có kỹ năng, có khả năng sáng tạo. Điều đó rất quan trọng trong kỷ nguyên số. Thứ hai, Việt Nam là một dân tộc có khát vọng. Với một dân tộc có khát vọng vươn lên như Việt Nam, tại sao chúng ta không đặt ra mục tiêu hoàn thành khát vọng ấy trong thực tiễn, sẽ là rất khó khăn nhưng chúng ta có thể làm được?”, TS Thành đúc kết.

Muốn trỗi dậy Việt Nam cần “hệ điều hành mới”

Đó là nhận định của TS. Vũ Thành Tự Anh (ĐH Fullbright) khi chia sẻ về sự cấp thiết cần cải cách thể chế mạnh hơn nữa, vươn xa, vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Theo đó, “hệ điều hành mới” được xác định bao hàm hệ thống hành chính, pháp luật, từ những vấn đề nóng như luật đất đai, luật cạnh tranh hay bảo vệ người tiêu dùng cho đến nâng cao năng lực thực thi pháp luật, hiệu quả của tòa án, các cơ quan thực thi luật pháp…thường được gọi chung là “thể chế”.

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNCông nhân sản xuất sản phẩm dệt nhuộm tại công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam (Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) có vốn đầu tư 100% của Trung Quốc.
Liệu Việt Nam có hóa rồng năm 2045? - Sputnik Việt Nam
Công nhân sản xuất sản phẩm dệt nhuộm tại công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam (Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) có vốn đầu tư 100% của Trung Quốc.
Các chuyên gia lý giải, hệ điều hành cũ vận hành trên nguyên tắc mệnh lệnh hành chính quá cứng nhắc, thiếu hiệu quả giám sát. Đặc biệt, có thực trạng, cứ có cái gì mới lạ, quản lý không được là cấm. Ví dụ điển hình chính là các vấn đề liên quan đến taxi công nghệ hay việc muốn thanh tra, trừng phạt, áp hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng đang huy động lại suất cao…

Toà nhà The World Bank Group - Sputnik Việt Nam
WB: Nền kinh tế Việt Nam “khát vốn” để tăng trưởng
Thêm dẫn chứng ở tầm vĩ mô, đó chính là hàng loạt đại án kinh tế với tổn thất hàng ngàn tỷ đồng gây bức xúc dư luận nhân dân. Chuyện ở Thủ Thiêm đã kéo dài biết bao năm qua là minh chứng cho thấy sự bất cập của “hệ điều hành cũ”.  Đó là lỗi hệ thống tấy lớn. Ai cũng nghĩ quản lý đã rất chặt bằng mệnh lệnh hành chính, cái gì mới, chưa có hướng dẫn mà làm, cũng dễ bị “đình trệ” nhưng khi đại án vỡ ra, người ta mới thấy, biết bao nhiêu con ong chui lọt lỗ kim. Những bải học kinh nghiệm cứ nối dài từ câu chuyện của biết bao tập đoàn nhà nước bị thua lỗ, gây thiệt hại ngân sách hàng ngàn tỷ.

Hiện nay, không chỉ “hệ điều hành” mà cả phần cứng của nền kinh tế Việt Nam cũng cần phải được nâng cấp.

“Phần cứng là hạ tầng của nền kinh tế, như điện, Internet, đường sá, sân bay… Chúng ta sẽ công nghiệp hóa như thế nào, vượt bẫy thu nhập trung bình như thế nào, khi mà nhiều tổ chức đang cảnh báo nguy cơ thiếu điện trong 2 năm tới, khi sân bay ở TP.HCM quá tải, đường băng sân bay Nội Bài xuống cấp, có thể phải dừng khai thác...? Nhưng, nếu nâng cấp phần cứng, mà không đổi hệ điều hành, thì cái máy mới cũng chẳng thể vận hành được, lại trở thành một chiếc máy cũ kỹ và lạc hậu. Tóm lại, muốn trỗi dậy, vượt bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần một hệ điều hành mới cho nền kinh tế”, báo Đầu tư dẫn lời TS Hồ Quốc Tuấn, Giảng Viên ĐH Bristol Anh nhận định.

TS. Vũ Minh Khương, hiện đang làm việc tại ĐH Quốc gia Singapore đưa ra một nhận xét rất ấn tượng rằng Việt Nam đang ở trạng thái “không trỗi dậy là chết”.

© Ảnh : L.N/ Tuổi TrẻPGS.TS Vũ Minh Khương
Liệu Việt Nam có hóa rồng năm 2045? - Sputnik Việt Nam
PGS.TS Vũ Minh Khương
Theo đó, vị chuyên gia nhấn mạnh đến thực tế, nếu không trỗi dậy trong vài năm trước mắt, Việt Nam có thể mắc kẹt trong cái bẫy thu nhập trung bình hàng chục năm nữa, vẫn loay hoay đi gia công giá trị thấp và không có một nền công nghiệp thực thụ nào.

Đảng và Nhà nước đã có những định hướng chính sách đúng đắn là thúc đẩy kinh tế tư nhân và rà soát lại hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đối với dòng vốn từ bên ngoài, Việt Nam chọn hướng tiếp cận có chọn lọc, ưu tiên mục tiêu tăng trưởng bền vững (chú trọng năng lượng sạch, công nghệ mới) đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ tài nguyên môi trường.

“Tuy nhiên, định hướng đúng chỉ là điều kiện cần để nền kinh tế có thể trỗi dậy. Tôi đã từng đọc được những định hướng về thu hút công nghệ hiện đại, phát triển các doanh nghiệp khởi sự tỷ đô, xây dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, phát triển năng lượng sạch… của không dưới 8 nước có trình độ gần hoặc hơn Việt Nam và đều là nước có thu nhập trung bình. Nước nào sẽ chiến thắng trong một cuộc đua mà ai cũng có đích đến là vượt qua các nước còn lại để có thu nhập cao? Có thể thấy, đây không phải là một cuộc đua mà ai cũng có thể thắng. Trên thực tế, nhiều quốc gia có thể không về được đích trong 20 - 30 năm”, TS Vũ Minh Khương cho biết.

Dân số trẻ chính là thế mạnh giúp Việt Nam nắm bắt kỷ nguyên số

Tờ SCMP của Hồng Kông nhận định, Việt Nam nắm trong tay một nguồn lực hết sức quan trọng, đó chính là dân số trẻ và quốc gia này hiểu rất rõ nền công nghiệp của mình sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu bị chi phối từ các tác động bên ngoài.

Người dân trên đường phố Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ "nở hoa" hay "bế tắc"?
Với 600 triệu dân và hơn 2,5 nghìn tỷ đô la GDP, các nền kinh tế ASEAN tạo thành một trong những khu vực trẻ nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Thành công của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á kể từ những năm 1960 đã được xây dựng dựa trên thương mại, hòa bình và ổn định, cũng như tập trung vào tăng trưởng kinh tế hơn là chính trị. Thành công trong tương lai của khu vực phụ thuộc vào tính trung lập chính trị của ASEAN, bất chấp những nỗ lực của các cường quốc yêu cầu khu vực này phải “chọn phe”.

Nhà báo Andrew Sheng của SCMP chỉ rõ:

Tại hội nghị “Sáng kiến ​​Học giả trẻ” ở Hà Nội, tôi đã bị ấn tượng bởi cách Việt Nam lên kế hoạch cho nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2030 và 2045. Việt Nam là nước hưởng lợi lớn từ Trung Quốc trong việc rũ bỏ các ngành công nghiệp chi phí thấp và đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu châu Á. Trong năm 2010, Việt Nam đã được xếp vào loại các quốc gia có thu nhập trung bình của Ngân hàng Thế giới và, theo đà phát triển hiện tại, có thể vượt qua nền kinh tế Singapore vào năm 2029, theo nghiên cứu của DBS”.

Để duy trì đà tăng trưởng và cung cấp việc làm cho số lượng thanh niên lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã tính đến bốn kịch bản kỹ thuật số trong tương lai: Kịch bản truyền thống, xuất khẩu số, tiêu dùng số và chuyển đổi số.

© Ảnh : Nguyễn Thành – TTXVNNông dân xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) thu hoạch ớt chín.
Liệu Việt Nam có hóa rồng năm 2045? - Sputnik Việt Nam
Nông dân xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) thu hoạch ớt chín.

Trong kịch bản đầu tiên, kịch bản truyền thống, Việt Nam sử dụng các động cơ tăng trưởng truyền thống với chuyển đổi kỹ thuật số thấp, mức tăng trưởng cải thiện là thấp nhất. Kịch bản thứ hai là xuất khẩu số, các công ty nước ngoài thuê công nhân Việt Nam để xuất khẩu, tuy nhiên dự báo cho thấy lợi ích không đáng kể.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn Việt Nam phải thành nước công nghiệp thịnh vượng vào 2045
Kịch bản thứ ba là tiêu dùng số. Kịch bản này sẽ thúc đẩy thị trường tiêu dùng vốn rất lớn của Việt Nam, nhưng những công việc hiện tại có nguy cơ bị thay thế cao hơn. Kịch bản thứ tư, chuyển đổi số trên toàn bộ các ngành công nghiệp và dịch vụ nhà nước, sẽ mang lại thêm 1,1% tăng trưởng GDP hàng năm, nhưng 38,1% việc làm hiện tại sẽ có nguy cơ bị chuyển đổi hoặc gián đoạn.

Về bản chất, Việt Nam nhận ra rằng các ngành công nghiệp của mình có thể bị ảnh hưởng lớn nếu chỉ dựa vào khu vực nước ngoài và do đó, cần phải có một sự chuyển đổi hoàn toàn trong nước về kỹ thuật số để bắt kịp với phần còn lại của thế giới. Theo đó, Việt Nam cần ưu tiên cho cơ sở hạ tầng, an ninh mạng, tăng cường kỹ năng và khả năng kỹ thuật số, hiện đại hóa chính phủ, kế hoạch đổi mới công nghiệp 4.0, và cải cách thuế.

Với những tiền đề ấy, Hà Nội đang có rất nhiều cơ hội phát triển đất nước nhằm khơi dậy chính sức mạnh nội tại của dân tộc và con người Việt Nam.

Chúng ta hãy chờ xem, Việt Nam sẽ “hóa rồng” vào năm 2045 như thế nào?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала