Cáo buộc Việt Nam, CPJ có độc lập như cái nhãn của nó?

© Sputnik / Nguyễn Thị Kim HiềnHà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Hà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ - Triều - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 10/9, “Ủy ban bảo vệ nhà báo” (CPJ) (một số nguồn tiếng Việt dịch là “Tổ chức Bảo vệ Ký giả”) công bố báo cáo với nhận định: Việt Nam là một trong 10 nước (Eritrea, Bắc Hàn, Turmenistan, Ả Rập Xê Út, Trung Quốc, Iran, Guinea Xích Đạo, Belarus và Cuba) kiểm soát báo chí khắt khe nhất trên thế giới.

Sputnik đã có cuộc trò chuyện với Chuyên gia về các vấn đề chính trị quốc tế, đại tá Nguyễn Minh Tâm về vấn đề trên.

“Đây rõ ràng là một kiểu “ăn đứng dựng ngược”, đánh lận con đen của CPJ nhằm hỗ trợ cho các phần tử chống Nhà nước Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam chứ không phải là việc bênh vực các nhà báo”, - Chuyên gia về các vấn đề chính trị quốc tế Nguyễn Minh Tâm bình luận về việc CPJ đưa Việt Nam vào danh sách 10 nước kiểm soát báo chí khắt khe nhất trên thế giới.

Sputnik - Sputnik Việt Nam
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo lo ngại việc từ chối cấp phép cho Sputnik tham dự hội nghị về tự do truyền thông

CPJ là gì?

Tên đầy đủ của CPJ là “Committee to Protect Journalists”, có nghĩa là “Ủy ban bảo vệ nhà báo”. Tổ chức này được thành lập năm 1981, có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ. Về danh nghĩa, đó là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính trị nhằm bảo vệ các quyền lợi cho các nhà báo.

“Tuy nhiên, ngay trong tôn chỉ của nó đã có màu sắc chính trị khi điều lệ của CPJ viết rằng nó có trách nhiệm “bảo vệ các nhà báo trên khắp thế giới bị các chính phủ độc đoán truy hại, đe dọa hay quấy nhiễu khi thi hành nhiệm vụ của mình.” Xin lưu ý cụm từ “chính phủ độc đoán”. Vậy tiêu chí nào để phân biệt đâu là một chính phủ độc đoán, đâu là một chính phủ không độc đoán? Điều này hết sức mù mờ và rõ ràng là che giấu một mục tiêu chính trị cốt lõi nào đó”, - Chuyên gia về các vấn đề chính trị quốc tế Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

Cũng theo ông Nguyễn Minh Tâm,thì đây không phải là lần đầu tiên CPJ có những hành vi “can thiệp” vào công việc nội bộ của Việt Nam. Năm 2014, CPJ đã tung tin, bịa đặt rằng những phần tử phản động chống Nhà nước Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân, Nguyễn Hữu Vinh (nickname Ba Sàm) là những “nhà báo” trong khi những người này chỉ lập các trang blog hay worldpress để viết chuyện riêng.

“Đây rõ ràng là một kiểu “ăn đứng dựng ngược”, đánh lận con đen của CPJ nhằm hỗ trợ cho các phần tử chống Nhà nước Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam chứ không phải là việc bênh vực các nhà báo. Những vụ việc trên đây cho thấy rằng CPJ chỉ mượn danh là tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ nhà báo nhưng thực sự là tổ chức có mục tiêu chính trị, đội lốt tổ chức phi chính phủ để phục vụ cho các mục đích can thiệp vào nội bộ nước khác của chính quyền Mỹ”, -  Ông Nguyễn Minh Tâm bình luận.

Ông Vyshinsky được chào đón bằng một ổ bánh mì. - Sputnik Việt Nam
Nhà báo không phải ở tù: Ông Vyshinsky được chào đón bằng một ổ bánh mì

CPJ có độc lập như cái nhãn của nó?

Việc CPJ đưa ra bản danh sách các nước kiểm soát báo chí khắt khe nhất cũng mang đầy tính chủ quan và chụp mũ. Bởi lẽ chính nước Mỹ cũng có sự kiểm duyệt báo chí khắt khe. Cụ thể, các thông tin về việc lính Mỹ bị nhiễm phóng xạ bởi đạn chứa uranium nghèo mà quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Iraq lần thứ nhất (1991-1992) cũng bị chính quyền Mỹ cấm báo chí tiếp xúc với lính Mỹ bị phơi nhiễm, cấm đăng tải thông tin. Vụ việc chỉ bị lộ ra sau đó hàng chục năm. Vậy tại sao CPJ không yêu cầu chính phủ Mỹ phải công khai sự thật khi họ gây hại cho chính công dân Mỹ?

Rồi việc ngoại trưởng Mỹ trình ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc một cái ống bảo rằng đó là chất có chứa vi trùng bệnh than để lấy cớ phát động Chiến tranh Iraq lần thứ hai (2003 đến nay) thì báo chí Mỹ lập tức hùa vào ủng hộ. Và hơn 10 năm sau, khi chính quyền Mỹ và Anh đã thừa nhận không có vũ khí hủy diệt ở Iraq thì báo chí Mỹ lại lờ đi. Vậy tại sao CPJ không đặt vấn đề công khai thừa nhận sai lầm đó của chính quyền Mỹ?

Cách đây gần 2 năm, khi đương kim Tổng thống Mỹ tuyên bố không hoan nghênh phóng viên của hãng truyền hình Mỹ CNN và loại các phóng viên của CNN khỏi các cuộc họp báo ở Nhà Trắng thì người ta tìm mỏi mắt cũng chẳng thấy CPJ đâu để bênh vực cho các nhà báo của CNN.

“Qua đây có thể thấy quan điểm của CPJ, trong đó có quan điểm liệt 10 quốc gia vào danh sách các nước có chế độ kiểm soát báo chí khắt khe nhất  không phải là quan điểm độc lập như tổ chức này vẫn rêu rao. Đó thực sự là quan điểm của chính giới Mỹ, hay nói cụ thể hơn là quan điểm của những phần tử trong chính giới Mỹ có tư tưởng thù địch với các nước được nêu ra trong danh sách, trong đó có quan điểm thù địch với Việt Nam, bênh vực những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam, chống đối Nhà nước Việt Nam.Việc CPJ đưa ra danh sách 10 quốc gia có chế độ kiểm soát báo chí khắt khe nhất là nhằm mục đích chính trị, vu cáo các nước khác chứ không hề là việc làm vô tư được đánh bóng bằng cái mác phi lợi nhuận và độc lập như cái nhãn”, - Ông Nguyễn Minh Tâm kết luận.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về một số vấn đề dư luận quan tâm.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là một trong 10 nước kiểm duyệt báo chí nhiều nhất thế giới?

Việt Nam hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật trong báo cáo của CPJ

Nhóm 4 nước gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Iran còn bị CPJ cho là đã bỏ tù và sách nhiễu các nhà báo cùng gia đình họ; cơ quan chức năng cũng có những biện pháp giám sát mạng, kiểm duyệt Internet, mạng xã hội.

Ngày 12/9, trong buổi họp báo thường kỳ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã phát biểu: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật dựa trên những thông tin không chính xác, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam trong báo cáo nói trên”.

Một số chuyên gia chính trị quốc tế cho rằng câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trên là còn nhẹ nhàng. Tất nhiên, chúng ta hiểu rằng, đó là lối nói ngoại giao.

“Còn nói trắng ra thì các cáo buộc của CPJ chính là tiếng nói phụ họa với luận điệu sai trái của một nhóm người Việt chống chính quyền Việt Nam đã bỏ chạy sang Mỹ và phương Tây để định cư. Đối với Việt Nam, sự vu khống trên không có mục đích nào khác hơn là sự yểm trợ về mặt tinh thần và gây áp lực chính trị để bênh vực những phần tử phản động chống chính quyền Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam, gây phương hại cho an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội cả Việt Nam. Hơn nữa, đó còn là một sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”, - Ông Nguyễn Minh Tâm bình luận một cách gay gắt.

Chuyên gia về những vấn đề quốc tế cũng nhấn mạnh rằng, hiện nay, trên thế giới không có khái niệm công dân toàn cầu. Nghề nghiệp thì có thể là khái niệm xuyên biên giới, xuyên quốc gia. Nhưng một con người cụ thể thì luôn là công dân của một quốc gia, thành viên của một dân tộc nhất định. Các nhà báo cũng vậy. Trước hết, họ phải là công dân của một quốc gia, có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quốc gia của mình, dân tộc của mình trước khi là “con người của công chúng toàn cầu”. Và vì thế, những nhà báo ấy trước hết phải tuân thủ pháp luật của quốc gia mình, có những ứng xử phù hợp với chính dân tộc của mình. Đó là vấn đề đạo đức, chính trị và luật pháp cốt lõi đối với bất cứ một nhà báo chân chính nào.

“Chính phủ Việt Nam không bỏ tù các nhà báo mà bỏ tù những kẻ vi phạm luật pháp Việt Nam, bỏ tù những kẻ đã gây phương hại cho an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của Việt nam, gây phương hại cho nền độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam,bất kể họ từng là nhà báo, là chính khách (thậm chí đến cả Ủy viên Bộ Chính trị), là doanh nhân, là nhà giáo, là kỹ sư hay là một người không nghề nghiệp .v.v… Chính quyền Việt nam chỉ bỏ tù tội phạm mà thôi”, - Chuyên gia về các vấn đề chính trị quốc tế Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

vụ tấn công mạng  - Sputnik Việt Nam
Công an Hà Nội tập huấn Luật An ninh mạng và Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước
Luật An Ninh Mạng của Việt Nam: Trên 70% các quy định có tính tương đồng với Luật An ninh mạng của nhiều nước trên thế giới

Cũng theo CPJ, Luật An Ninh Mạng bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam kể từ đầu năm 2019 cũng bị cho có những qui định tùy tiện, mơ hồ giới hạn quyền tự do biểu đạt của người dân, cho phép giới chức chính quyền kiểm duyệt chặt chẽ hơn các nội dung trên mạng.

Trước hết, cần phải nói thẳng rằng các cáo buộc của CPJ đối với Luật An ninh mạng Việt Nam là một sự can thiệp trắng trợn và thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Mỗi quốc gia-dân tộc đều có nền tảng đạo đức chính trị pháp lý của riêng mình cũng như phong cách ứng xử phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng là việc riêng của Việt Nam, là công việc nội bộ của Việt Nam, là sự thể hiện quyền độc lập, quyền tự chủ của Việt Nam. Bất cứ một thế lực bên ngoài nào cũng đều không có quyền can thiệp.

“Như có lần đã phát biểu trên kênh truyền hình đối ngoại của Việt Nam (VTV4), tôi khẳng định lại một lần nữa rằng việc Quốc hội Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng là sự khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên không gian của Việt Nam như vùng đất, vùng trời, vùng biển và hải đảo.mạng bên cạnh các không gian khác thuộc chủ quyền”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Facebook - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an: “Luật An ninh mạng không khiến Facebook, Google rút khỏi Việt Nam”

Sự cáo buộc của CPJ càng trở nên tùy tiện và trơ trẽn hơn khi cả thế giới này có tới 128 quốc gia đã ban hành các đạo luật về an ninh mạng, trong đó có Hoa Kỳ. Và trong 128 quốc gia ấy có đến 18 quốc gia có Luật An ninh mạng là một đạo luật độc lập trong hệ thống luật pháp của họ.Tuy chỉ là một tổ chức dân sự, nhưng CPJ đã tùy tiện đưa ra những cáo buộc vu khống hệt như giọng điệu của một chính quyền.Vậy thực tế như thế nào?

“Thực tế là Luật An ninh mạng của Việt Nam có tới trên 70% các quy định có tính tương đồng với Luật An ninh mạng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nga… những nước Châu Á (không kể Trung Quốc) như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Singapore và nhiều nước khác”, - Ông Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Còn những quy định riêng có trong Luật An ninh mạng Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm riêng có về hệ thống chính trị, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Những quy định này hoàn toàn phù hợp với “Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966” được ban hành với sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam là một trong các bên tham gia từ năm 1991.

Mỗi quốc gia đều có quyền xây dựng hệ thống luật pháp của mình, ban hành luật pháp của riêng mình nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia-dân tộc mình, bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước mình, của dân tộc mình. Đó là quyền độc lập, tự chủ, là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала