Hàng chục triệu nạn nhân: video mô phỏng cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Nga và NATO

© Fotolia / KremldepallVụ nổ hạt nhân
Vụ nổ hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo các nghiên cứu được thực hiện tại Princeton, một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Nga sẽ giết chết hàng chục triệu người trong vài giờ và dẫn đến sự hủy diệt hoàn toàn Tây Âu. Theo bài báo đăng trên The Independent.

Mô phỏng chiến tranh hạt nhân được thực hiện như một phần trong chương trình «Khoa học và An ninh toàn cầu” của Đại học Princeton, đã đưa ra ra kết quả đáng sợ.

Mô hình chiến tranh hạt nhân

Theo một mô hình mới được các nhà nghiên cứu Mỹ xây dựng, trong giờ đầu tiên của cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Nga, hơn 90 triệu người sẽ chết hoặc bị thương, lục địa châu Âu bị phá hủy hoàn toàn, theo The Independent. Điều đáng nhấn mạnh là mô hình này chưa tính đến số người chết sau khi kết thúc cuộc tấn công hạt nhân do bệnh phóng xạ, bụi phóng xạ, do kết quả của việc sống trong một khu vực nhiễm xạ, phần lớn nằm ở bán cầu bắc. Kết quả sẽ là hàng trăm triệu nạn nhân.

Ý kiến ​​của các nhà khoa học

Theo các nhà khoa học từ Đại học Princeton, một kịch bản như vậy đã trở nên “rõ ràng hơn” trong hai năm qua,  vì Liên bang Nga và Hoa Kỳ đã ngừng thực hiện các biện pháp kiểm soát vũ khí hạt nhân.

chiến tranh thế giới thứ ba - Sputnik Việt Nam
Chỉ ra hậu quả của cuộc chiến hạt nhân giữa Nga và Hoa Kỳ
Mô phỏng, là kết quả của một nghiên cứu trong chương trình “Khoa học và An ninh toàn cầu” của  Princeton (SGS), cho thấy 34 triệu người sẽ thiệt mạng và 57 triệu người bị thương trong những giờ đầu tiên của thảm họa hạt nhân.

Trong hình ảnh động, các dấu hiệu tượng trưng cho việc phóng tên lửa đạn đạo bay ngang qua màn hình trước khi bao phủ bán cầu bắc của hành tinh chúng ta bằng những chấm  trắng.

Một cuộc xung đột hạt nhân sẽ khiến châu Âu bùng cháy trong một vụ cháy hạt nhân do hậu quả của  sự kiện thảm khốc, theo các nhà khoa học Princeton, có thể xảy ra do sự leo thang một cuộc chiến thông thường giữa Nga và NATO.

Các tác giả của nghiên cứu nói kịch bản của mô hình này dựa trên thực tế: Hy vọng ngăn chặn bước tiến của lực lượng Mỹ và NATO, Nga - như một biện pháp phòng ngừa, thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật từ một căn cứ gần thành phố Kaliningrad. NATO tấn công trả đũa cũng bằng một cuộc không kích hạt nhân chiến thuật (mặc dù không rõ tại sao quân đội Mỹ và NATO sẽ tấn công các căn cứ Nga, trừ khi, như nhà phân tích nổi tiếng người Nga Andrei Piontkovsky dự đoán, Nga quyết định tấn công các nước Baltic, được bảo vệ bằng Điều 5 Hiến chương NATO).

Như tình thuống cho thấy, theo bài báo, sau khi ngưỡng hạt nhân (tâm lý) bị vượt qua, sự thù địch leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân chiến thuật ở châu Âu. Nga dùng 300 đầu đạn hạt nhân từ máy bay và tên lửa tầm ngắn  tấn công các căn cứ và đường tiến quân của đối phương. NATO đáp trả bằng  khoảng 180 đầu đạn hạt nhân từ máy bay.

Sau đó, lực lượng hạt nhân chiến lược vào trận.

Những gì hiển thị trong video

Đoạn video cho thấy rất nhiều đường màu đỏ tượng trưng cho việc phóng tên lửa đạn đạo từ hầm phóng, hệ thống tên lửa di động hay từ  tàu ngầm,  vài phút trước khi trận mưa từ những đường màu xanh tượng trưng cho tên lửa chiến lược của Mỹ đánh vào Nga, quét sạch đất nước khỏi mặt đất; sau đó các đầu đạn Nga trải thảm các vụ nổ hạt nhân lên lãnh thổ Hoa Kỳ từ bờ biển bên này đến bên kia.

Vụ nổ hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Điều gì có thể gây ra cuộc chiến tranh hạt nhân?
Trong giai đoạn cuối cùng của lễ hội tự sát điên cuồng này, Washington và Moskva sẽ nhắm vào các thành phố lớn nhất của nhau bằng 5 - 10 tên lửa cho mỗi thành phố từ các tàu ngầm dưới nước còn sót lại.

SGS cho biết video "dựa trên ước tính thực tế về sức mạnh của hai bên, vị trí phóng tên lửa và tỷ lệ tử vong". Điều đáng chú ý là các vụ nổ hạt nhân mô phỏng đầu tiên dường như xảy ra ở Ba Lan, không xa Warsaw và trên biên giới  Đức và Cộng hòa Séc.

Nếu NATO tấn công trước thì sao?

Các nhà báo The Independent đã hỏi các tác giả  mô hình về việc liệu có bất kỳ kịch bản nào khác được tính đến hay không, ví dụ, kịch bản mà NATO là người đầu tiên tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân, và theo các nhà nghiên cứu, có thể gây ra cuộc chiến giữa Nga và NATO.

Kremlin - Sputnik Việt Nam
Nga chờ Mỹ trả lời về tuyên bố không thể chấp nhận để xảy ra chiến tranh hạt nhân
Các nhà báo đã gửi câu hỏi của mình đến cả Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Đại sứ quán Nga tại Anh.

Sam Dudin, nhà nghiên cứu từ Viện Dịch vụ kết hợp Hoàng gia, nói với tờ The Independent cho rằng kịch bản hủy diệt lẫn nhau do SGS xây dựng khó có thể xảy ra, vì chính sách của Mỹ từ năm 1950 đã được thiết kế để tránh đụng độ quân sự trực tiếp với Nga. Moskva cũng không muốn có chiến tranh với NATO, ông nói.

Ông Dudin cho biết thêm: Từ quan điểm hoạt động, có vẻ lạ khi trong kịch bản  mô hình, hệ thống phòng không tích hợp không hiện diện ở châu Âu. Trong khi đó, thực tế các hệ thống này sẽ có tác động lớn đến các cuộc tấn công hạt nhân từ máy bay. Số lượng nạn nhân cũng có vẻ đã bị đánh giá hạ thấp.

“Ngoài ra, một số mục tiêu có khả năng đã bị bỏ qua. Tính đến việc  Pháp là một cường quốc hạt nhân và các tàu ngầm hạt nhân Anh đóng  tại các căn cứ ở Scotland, có vẻ như là một thiếu sót cho thấy xu hướng của Mỹ là bỏ qua các đồng minh”.

“Điều này khá điển hình cho cách nghĩ của Hoa Kỳ về NATO. Trong khi Vương quốc Anh sẽ nói về hoạt động của NATO, không giống như hành động chung NATO - Anh, thì Mỹ thường coi NATO là một cái gì đó tách biệt với họ".

Nhận xét của người theo dõi về video mô phỏng

Ngoài ra, như người dùng YouTube đã nhận xét trong các bình luận về video này, không hoàn toàn rõ ràng tại sao, ví dụ, cả hai bên đều tấn công vào Ukraina, quốc gia rõ ràng không liên quan đến cuộc xung đột và không có kho vũ khí hạt nhân riêng.

Vụ nổ hạt nhân - Sputnik Việt Nam
NI cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Theo tờ The Independent, các nhà vật lý Princeton đã đưa ra dự án nhằm thuyết phục các nhà khoa học đồng nghiệp về sự cần thiết phải giảm mối đe dọa hạt nhân.

Hiệp ước INF

Vào đầu năm 2019, Vladimir Putin đã ký một luật đình chỉ sự tham gia của Nga vào Hiệp ước INF, sau khi Donald Trump tuyên bố Washington rút khỏi hiệp ước này, bài báo cho biết.

Hiệp ước INF 1987 (về vũ khí hạt nhân tầm trung) cấm việc sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa hành trình và đạn đạo bố trí trên mặt đất với tầm bắn 310 - 3410 dặm (500 – 5000 km).

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала